Thứ Hai, 20/05/2024 15:45 CH

VKSND tối cao hướng dẫn hoạt động phát biểu của Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa xét xử vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (tiếp theo và hết)

Trang Thông tin điện tử VKSND tỉnh tiếp tục giới thiệu một số nội dung hướng dẫn của VKSND tối cao về hoạt động phát biểu của Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa xét xử đối với một số loại án có tính điển hình, xảy ra phổ biến và thường có sai sót trên thực tế.


…9. Đối với tranh chấp lao động

Kiểm sát viên phải nắm chắc nội dung của Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2012 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013) và các văn bản hướng dẫn thi hành được áp dụng để giải quyết các vụ việc về lao động tại thời điểm Bộ luật này có hiệu lực (như Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của BLLĐ năm 2012 về giải quyết tranh chấp lao động; Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của BLLĐ năm 2012 về giải quyết tranh chấp lao động; Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP...).
Cần lưu ý, đến thời điểm hiện nay BLLĐ năm 2012 đã được thay thế bởi BLLĐ năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021) và các văn bản mới hướng dẫn thi hành BLLĐ năm 2019 như Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 quy định về tuổi nghỉ hưu và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung về điều kiện lao động và quan hệ lao động (có hiệu lực ngày 01/02/2021)11..., Kiểm sát viên cần nghiên cứu kỹ những quy định của BLLĐ năm 2012 về trước, những quy định mới của BLLĐ năm 2019 và các văn bản hướng dẫn để áp dụng pháp luật cho chính xác.


9.1. Vụ án “Tranh chấp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”
Đối với loại tranh chấp này, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa tập trung vào những vấn đề sau:
- Xem xét về điều kiện thụ lý, giải quyết của Tòa án:
+ Xem xét thủ tục hòa giải cơ sở: Kiểm sát viên căn cứ vào khoản 1 Điều 201 BLLĐ năm 2012 (Điều 188 BLLĐ năm 2019) và khoản 1 Điều 32 BLTTDS năm 2015 để xác định điều kiện khởi kiện có phải thông qua thủ tục hòa giải của Hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết không.
+ Về thời hiệu khởi kiện: Kiểm sát viên phải đối chiếu đơn khởi kiện với các quy định tại Điều 202 BLLĐ năm 2012 (Điều 190 BLLĐ năm 2019) để xác định thời hiệu khởi kiện có còn hay không.
- Có việc chấm dứt quan hệ lao động hay không và thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) hay kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải; nếu là chấm dứt HĐLĐ thì thuộc trường hợp nào (là HĐLĐ đương nhiên chấm dứt, đơn phương chấm dứt HĐLĐ hay thuộc trường hợp cho thôi việc).
- Nếu HĐLĐ chấm dứt thuộc trường hợp hết hạn hợp đồng, thì cần phải làm rõ: loại và thời hạn của hợp đồng ghi trong HĐLĐ, thời hạn do các bên thỏa thuận bổ sung (nếu có); việc thông báo của người sử dụng lao động cho người lao động trước khi HĐLĐ hết hạn; thời điểm người lao động nghỉ việc.
- Nếu là chấm dứt HĐLĐ do các bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn, thì phải làm rõ các tình tiết liên quan đến sự thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ; cụ thể là phải xác định giữa các bên có tồn tại sự thỏa thuận về việc chấm dứt HĐLĐ hay không; thỏa thuận được xác lập vào thời điểm nào; nội dung thỏa thuận cụ thể là gì.
- Nếu là đơn phương chấm dứt HĐLĐ, thì người lao động hay người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ; lý do đơn phương chấm dứt HĐLĐ là gì, lỗi của các bên dẫn đến việc chấm dứt HĐLĐ.
- Khi đã xác định được trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ (người lao động hay người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ): Đối với trường hợp này, Kiểm sát viên khi nghiên cứu cần xem xét kỹ các tình tiết làm căn cứ xác định tính hợp pháp của việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ, cụ thể là phải làm rõ lý do (hoặc căn cứ pháp luật) của việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ và thủ tục khi thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ.


9.2. Vụ án “Tranh chấp về thực hiện hợp đồng lao động”
- Kiểm sát viên cần nghiên cứu kỹ nội dung quyền, nghĩa vụ theo HĐLĐ mà các bên tranh chấp là gì; HĐLĐ, thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật lao động quy định về vấn đề đó như thế nào; diễn biến quá trình thực hiện quyền, nghĩa vụ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
- Bản chất của vụ án tranh chấp về thực hiện HĐLĐ là nguyên đơn cho rằng quyền, nghĩa vụ theo HĐLĐ bị vi phạm do hành vi của bị đơn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quyền, nghĩa vụ đã cam kết trong HĐLĐ, hoặc đã được quy định trong nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, hoặc pháp luật lao động; do đó, khi phát biểu, Kiểm sát viên phải xác định được hành vi hoặc sự kiện pháp lý nào làm phát sinh tranh chấp, căn cứ để xác định hành vi đã được thực hiện là đúng pháp luật hay trái pháp luật và hậu quả pháp lý phát sinh từ việc thực hiện hành vi, sự kiện pháp lý đó. Lưu ý yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn (nếu có) và cơ sở pháp lý để xem xét giải quyết yêu cầu của các bên.
- Đối với tranh chấp về việc thực hiện HĐLĐ, Kiểm sát viên cần chú ý: Người khởi kiện có yêu cầu tiếp tục thực hiện HĐLĐ hay không; những yêu cầu cụ thể của người khởi kiện về quyền, nghĩa vụ phải thực hiện và việc giải quyết quyền lợi của các bên (nếu có).
- Đối với tranh chấp về việc chấm dứt HĐLĐ, Kiểm sát viên cần lưu ý những vấn đề sau để phát biểu ý kiến:
+ Nếu việc chấm dứt HĐLĐ là đúng pháp luật, tức là không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn thì không đặt ra vấn đề về bố trí việc làm và giải quyết việc bồi thường do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.
+ Trường hợp có căn cứ xác định việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ là trái pháp luật thì cần phải làm rõ một số nội dung cụ thể sau đây:
++ Người lao động có yêu cầu trở lại làm việc hay không; khả năng bố trí việc làm của người sử dụng lao động;
++ Quyền lợi của mỗi bên theo HĐLĐ, thỏa ước lao động tập thể, pháp luật lao động, cụ thể là: Tiền lương, phụ cấp, các khoản thu nhập khác, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động; các khoản mà người lao động phải bồi thường (nếu có).
Trên đây là hướng dẫn hoạt động phát biểu của Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa xét xử vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, VKSND tối cao yêu cầu VKSND hai cấp tỉnh và huyện nghiên cứu, áp dụng trong quá trình thực hiện hoạt động phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa để bảo đảm thực hiện thống nhất trong toàn Ngành. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, bất cập, các VKSND cấp huyện kịp thời báo cáo về VKSND tỉnh (Phòng 9) để tổng hợp báo cáo về VKSND tối cao (Vụ 10) để có giải đáp, hướng dẫn kịp thời.


THU ANH

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 20/5/2024:

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

08h15:

- Họp giao ban Lãnh đạo Viện.

14h00:

- Đ/c Viện trưởng, đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo công tác.

 

Thứ 3, 21/5/2024: 

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT và Phòng 8 công bố kết luận trực tiếp kiểm sát tại Chi cục THADS thành phố Tuy Hòa.

09h00:

- Đ/c Viện trưởng và Trưởng phòng 15 làm việc với cấp ủy Đồng Xuân.

14h00:

- Đ/c Viện trưởng và Trưởng phòng 15 làm việc với cấp ủy Tuy An.

 

Thứ 4, 22/5/2024: 

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT và Phòng 8 trực tiếp kiểm sát nhà tạm giữ Công an huyện Sơn Hòa và kiểm tra hướng dẫn nghiệp vụ đối với VKSND huyện Sơn Hòa.

12h30:

- Đ/c Viện trưởng và Văn phòng tham gia báo cáo quyết toán năm 2023 tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng (03 ngày).

14h00:

- Đ/c Thanh - PVT và Đoàn thanh tra công bố Kết luận thanh tra tại VKSND huyện Tuy An.

 

Thứ 5, 23/5/2024:  

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 7 báo cáo án.

14h00:

- Đ/c Thanh - PVT dự họp tại Tỉnh ủy.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 8 báo cáo công tác.

15h30:

- Đ/c Thanh - PVT và Phòng 9 dự Hội nghị chuyên đề “Từ thực tiễn công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án HS, vụ việc DS, KD, TM liên quan đến hoạt động tín dụng tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên năm 2023-2024, kiến nghị những biện pháp phòng vừa vi phạm, tội phạm” tại Đà Nẵng (02 ngày).

 

Thứ 6, 24/5/2024:

08h00:

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 15 báo cáo về việc chuẩn bị công tác sơ tuyển.

- Đ/c Thảo - PVT cùng Phòng 8 trực tiếp kiểm sát nhà tạm giữ Công an huyện Phú Hòa và cùng Phòng 8, Phòng 9 kiểm tra hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm sát việc TG, TG và THAHS; kiểm tra việc giải quyết án huỷ, án TĐC, án quá hạn tồn đọng, kéo dài… tại VKSND huyện Phú Hòa.

14h00:

- Đ/c Viện trưởng và Đoàn kiểm tra kiểm tra việc thực hiện QCDC cơ sở; công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực và kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra tại VKSND huyện Phú Hòa.

- Đ/c Thảo - PVT và Phòng 8 tham gia xét giảm án tại Tòa án nhân dân tỉnh.

 

Thứ 7, 25/5/2024: 

Phân công trực nghiệp vụ

 

Chủ nhật, 26/5/2024:

Phân công trực nghiệp vụ