Thứ Ba, 29/04/2025 22:37 CH

Cần có quy định cụ thể về mức cấp dưỡng nuôi con

Thời gian qua, hầu hết các Tòa án khi xét xử các vụ án ly hôn thì việc giải quyết yêu cầu cấp dưỡng nuôi con đều vận dụng quy định tại khoản 2, phần III của Công văn số 24/1999/KHXX ngày 17/3/1999 của Tòa án nhân dân tối cao, theo đó “Toà án phải xem xét đến khả năng kinh tế nói chung và thu nhập nói riêng của người phải đóng góp phí tổn cũng như khả năng kinh tế nói chung và thu nhập nói riêng của người nuôi dưỡng con. Trong đó mức đóng góp phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục con tối thiểu không dưới 1/2 (một phần hai) mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm xét xử sơ thẩm đối với một người con”. Trong khi đó, các quy định về mức cấp dưỡng trong Luật hôn nhân và gia đình, Nghị định số 70/2001/NĐ-CP còn chung chung, chưa có quy định cụ thể về mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn,  do đó tòa án thường căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng trường hợp ly hôn mà phán quyết mức cấp dưỡng. Tuy nhiên, chính vì việc dựa vào "khả năng thực tế " của người được cấp dưỡng mà mức cấp dưỡng mỗi trường hợp ly hôn lại là mỗi mức khác nhau, không những tạo sự tùy nghi trong công tác xét xử mà còn gây khó khăn cho công tác thi hành án sau này…



Ảnh minh họa


Tại bản án sơ thẩm số 10/2013/HNGĐ-ST ngày 27/12/2013 của TAND huyện Sơn Hòa đã tuyên xử, giao cháu Khoa (sinh ngày 8/03/2005) cho chị Diệu nuôi, anh Thống phải cấp dưỡng 400.000đ/tháng. Chị Diệu kháng cáo đề nghị tăng mức cấp dưỡng nuôi con vì mức cấp dưỡng án sơ thẩm tuyên là không đủ chi phí để nuôi dưỡng con, án phúc thẩm nhận định số tiền cấp dưỡng 400.000đ/tháng là chưa bằng một phần hai mức lương tối thiểu hiện nay nên tăng mức cấp dưỡng nuôi con lên 575.000đ/tháng.


Tại bản án số 49/2013/HNGĐ-ST ngày 16/9/2013 của TAND huyện Tuy An đã tuyên xử giao cháu Hiền sinh ngày 19/6/1999 cho chị Vân nuôi dưỡng, anh Quang cấp dưỡng 800.000đ/tháng. Sau đó, anh Quang kháng cáo không đồng ý mức cấp dưỡng nói trên vì anh còn nợ tiền ngân hàng và nuôi mẹ bị bệnh. Vừa qua, TAND tỉnh Phú Yên xét xử phúc thẩm nhận định mức cấp dưỡng 800.000đ/tháng đối với một cháu ở độ tuổi ăn học là còn thiếu rất nhiều, chi phí chủ yếu vẫn do người trực tiếp nuôi con gánh vác, lý do mà anh Quang không đồng ý ở mức 800.000đ/tháng là không chính đáng nên đã bác kháng cáo của anh Quang, giữ nguyên án sơ thẩm.


Có thể thấy rằng, vấn đề cấp dưỡng nuôi con đã được quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000  "Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết". Theo quy định tại khoản 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HNGĐ quy định: “Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con”. "Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý”.


Việc xác định mức cấp dưỡng phải dựa trên khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu yếu của người được cấp dưỡng.


Theo đó, khả năng thực tế của người có nghĩa cấp dưỡng được xác định theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 70/2001/NĐ-CP: “là người có thu nhập thường xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó”.


Còn nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng được xác định: Tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP:  "Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng được xác định căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú, bao gồm các chi phí thông thường cần thiết về ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác để bảo đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng"...


Chính vì lẽ đó, trên thực tiễn xét xử việc vận dụng khả năng thực tế và nhu cầu thiết yếu để đưa ra phán quyết về một mức cấp dưỡng cụ thể ở mỗi nơi có mỗi mức khác nhau, việc thi hành các bản án hôn nhân gia đình về cấp dưỡng nuôi con còn nhùng nhằn khi có nhiều trường hợp trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, có trường hợp thi hành thì mức cấp dưỡng lại không đảm bảo quyền lợi cho người con được cấp dưỡng…


Biết rằng mỗi trường hợp ly hôn thì mức thu nhập, điều kiện cụ thể và hoàn cảnh sống của cha mẹ là khác nhau; nhưng để đảm bảo các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của trẻ em sau khi cha mẹ ly hôn thì pháp luật cần quy định cụ thể về mức cấp dưỡng dựa trên mức tỷ lệ của lương tối thiểu vào từng thời điểm, khi có sự thay đổi về mức lương tối thiểu thì mức cấp dưỡng cũng được thay đổi theo. Có như vậy thì bản án về mức cấp dưỡng nuôi con sẽ được thực thi trên thực tiễn mà không phải vướng vào những thay đổi, tăng mức cấp dưỡng hay khó thực hiện mức cấp dưỡng trên thực tiễn.


Tú Vương

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 28/4/2025:

06h30:

- Đ/c Thanh - PVT dự lễ viếng Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh; dâng hương tại Đài tưởng niệm Núi Nhạn; Nhà trưng bày lưu niệm Luật sư - Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ và Đền thờ liệt sĩ tỉnh.

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

08h00:

- Họp giao ban Lãnh đạo Viện.

08h30:

- Đ/c Viện trưởng và Phòng 15 làm việc với Viện trưởng và Kế toán VKSND cấp huyện.

15h30:

- Đ/c Viện trưởng họp chi bộ.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

 

Thứ 3, 29/4/2025: 

08h00:

- Họp Lãnh đạo Viện.

09h00:

- Họp Đảng ủy.

13h30:

- Đ/c Viện trưởng đi công tác ngoài tỉnh.

15h00:

- Tổng vệ sinh cơ quan (từ 15h00 dọn trong phòng làm việc, hành lang; từ 15h30 tập trung dọn phòng đọc báo, khuôn viên cơ quan).

 

Thứ 4, 30/4/2025 đến thứ 6, 02/5/2025: 

Nghỉ lễ 30/4, 1/5 và nghỉ hoán đổi ngày làm vệc 

Phân công trực cơ quan, trực nghiệp vụ.


Thứ 7, 03/5/2025:

Phân công trực cơ quan

  

Chủ nhật, 04/5/2025:

Phân công trực cơ quan

 

Thông tư liên tịch 02/2025/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định về phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự, quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự khi không tổ chức Công an cấp huyện

Thông tư liên tịch 01/2025/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC-BQP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Điều 3 Nghị quyết số 164/2024/QH15 của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự

Thông tư liên tịch 01/2025/TTLT-KTNN-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về phối hợp giữa Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong việc trao đổi, chuyển thông tin và kiến nghị xem xét, khởi tố vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước

Thông tư liên tịch 01/2025/TTLT-BCA-BQP-BTP-BNN&PTNT-BTC-VKSNDTC-TANDTC quy định quan hệ phối hợp trong hoạt động giám định tư pháp trong tố tụng hình sự

Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường