Bị xử phạt 03 năm tù giam về tội Cố ý gây thương tích, bị cáo K rất muốn viết đơn kháng cáo xin giảm án nhưng lại sợ Tòa án phúc thẩm tăng hình phạt; còn đối với bị cáo H, Tòa án sơ thẩm xét xử 09 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, Tòa án phúc thẩm xử lại chỉ phạt có ... 15 tháng cải tạo không giam giữ, thì nhiều người cho rằng như thế là xử phạt nặng hơn 06 tháng ... Trên thực tế thì không phải như vậy. Vì nếu bị cáo kháng cáo xin giảm án thì Tòa án chỉ có quyền chấp nhận hoặc giữ nguyên án sơ thẩm mà không được tăng án; còn hình phạt cải tạo không giam giữ là loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù...Còn rất, rất nhiều những trường hợp như vậy, không những trong lĩnh vực hình sự mà cả trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính... Có thể nói , đó là “hiện tượng mù pháp luật ”, hay nói cách khác hơn là thiếu hiểu biết về pháp luật. Chỉ vì mù pháp luật mà có nhiều người đã vi phạm pháp luật, thậm trí đã phạm tội. Chỉ vì mù pháp luật mà có nhiều người đã không tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ...Xem ra, mù pháp luật tưởng chẳng gây ra hậu quả gì lại là nguyên nhân dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
Ảnh minh họa
Vấn đề đặt ra là: Phải làm gì để xóa mù pháp luật ? Có rất nhiều biện pháp song cuối cùng vẫn quy về một mối, đó là tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật , nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của quần chúng nhân dân.
Phổ biến, giáo dục pháp luật được hiểu là việc vận dụng những biện pháp đồng bộ làm cho quần chúng nhân dân nắm được pháp luật một cách đầy đủ và hiểu được nội dung của các văn bản pháp luật. Đây là công việc hết sức khó khăn, phức tạp , đòi hỏi phải có nhiều phương pháp và hình thức phong phú phù hợp với từng loại đối tượng khác nhau. Phổ biến , giáo dục nhằm hình thành và mở rộng sự hiểu biết pháp luật của quần chúng nhân dân; hình thành tình cảm và lòng tin đối với pháp luật; hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự đúng pháp luật. Ý nghĩa của việc phổ biến, giáo dục pháp luật còn thể hiện ở chỗ: khi đã hiểu biết pháp luật , không những quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật mà họ còn biết lên án, bất bình đối với những việc làm sai pháp luật của những người khác, từ đó đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật , tội phạm để bảo vệ pháp luật .
Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, ngày 09-12-2003 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 32-CT/TƯ. Chỉ thị nêu rõ: phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mỗi các bộ , đảng viên phải xác định việc tìm hiểu, học tập pháp luật là nhiệm vụ thường xuyên , là một trong những tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, đảng viên; thông qua việc gương mẫu chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên mà thuyết phục, giáo dục quần chúng , thành viên trong gia đình ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật. Tăng cường đổi mới các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật ( đưa pháp luật vào giảng dạy trong nhà trường, xuất bản các tài liệu phổ thông về pháp luật; sử dụng hệ thống đài truyền thanh ở cơ sở, tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn... ), đa dạng cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật như tăng cường xuất bản và phát hành sách hỏi đáp pháp luật, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt đông tư vấn pháp luật , trợ giúp pháp lý, hòa giải, giải quyết khiếu nại tố cáo... Củng cố , tăng cường đội ngũ báo cáo viên , tuyên truyền viên pháp luật và tạo những điều kiện , môi trường thuận lợi để đội ngũ này làm tốt nhiệm vụ...
Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 3 ngày 20 tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Theo đó, phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt. Công dân có quyền được thông tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật. Nhà nước bảo đảm, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền được thông tin về pháp luật.Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:
1- Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.
2- Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế.
3- Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật.
Ngày 09 tháng 11 hằng năm được lấy là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
Luật phổ biến, giáo dục pháp luật quy định các nguyên tắc phổ biến, giáo dục pháp luật, đó là:
Đồng thời, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật cũng quy định các hành vi bị cấm, gồm:
Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần được tăng cường thường xuyên, liên tục và ở tầm cao hơn, nhằm làm cho cán bộ và nhân dân hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
HỒ NGỌC THẢO