Thứ Sáu, 09/05/2025 00:11 SA

Trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân

Tiếp tục chương trình của Kỳ họp thứ 9, sáng 8/5, Quốc hội khóa XV nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (VKSND). Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Viện trưởng VKSND tối cao trình bày tờ trình.


Quang cảnh phiên làm việc của Quốc hội sáng 8/5

Bổ sung chức danh Cán bộ điều tra, Giám định viên kỹ thuật hình sự

Trình bày tờ trình, Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Tổ chức VKSND năm 2014 nhằm thể chế hóa các chủ trương của Đảng liên quan đến tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của VKSND tại các Nghị quyết, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của VKSND các cấp.


Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Viện trưởng VKSND tối cao trình bày tờ trình

Theo đó, hệ thống VKSND được tổ chức, sắp xếp lại gồm: VKSND tối cao, VKSND cấp tỉnh, VKSND khu vực, VKS quân sự các cấp.

Cùng với đó, việc sửa đổi một số nội dung của Luật Tổ chức VKSND năm 2014 để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Theo đó, bổ sung chức danh Cán bộ điều tra, Giám định viên kỹ thuật hình sự để đồng bộ với Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021), Luật Giám định tư pháp năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018, 2020).

Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND về xử phạt hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng để bảo đảm đồng bộ, thống nhất dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Sửa đổi, bổ sung quy định về các ngạch Kiểm sát viên, bổ nhiệm Kiểm sát viên, tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên, Kiểm sát viên chính, Kiểm sát viên cao cấp, bổ nhiệm Kiểm sát viên trong trường hợp đặc biệt, nhiệm kỳ của Kiểm sát viên, Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên,... để bảo đảm đồng bộ, thống nhất với dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân;… bảo đảm đúng tiến độ, lộ trình theo kết luận của Bộ Chính trị và yêu cầu của Quốc hội.

Những nội dung cơ bản của dự thảo Luật

Dự thảo Luật gồm 2 Điều với nội dung sửa đổi, bổ sung 39 Điều, bổ sung 1 Điều mới, bãi bỏ 3 Điều liên quan đến VKSND cấp cao với các nội dung như sau:


Các đại biểu tham dự phiên họp

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức VKSND

Thứ nhất: Bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong xử phạt hành chính đối với hành vi cản trở tố tụng tại khoản 3 Điều 4 để bảo đảm thống nhất, phù hợp với quy định về thẩm quyền của VKSND trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thứ hai: Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 7, khoản 3 Điều 23, Điều 40, Điều 41, khoản 3 Điều 47, Điều 48, Điều 49, khoản 2 Điều 66, Điều 67 và Điều 68; bãi bỏ các điều 44, 45, 65 để thực hiện việc tinh gọn, sắp xếp lại bộ máy VKSND từ mô hình 4 cấp thành 3 cấp theo yêu cầu của Nghị quyết, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của VKSND các cấp.

Thứ ba: Bổ sung quy định về chức danh Cán bộ điều tra, Giám định viên kỹ thuật hình sự tại Điều 37, khoản 2 Điều 42, khoản 3 Điều 52, khoản 1 Điều 58, khoản 3 Điều 60, khoản 5 Điều 63, khoản 2 Điều 69, khoản 3 Điều 92, khoản 2, 3 Điều 95, khoản 2 Điều 96, khoản 1, 2, 4 Điều 97, khoản 3 Điều 98 để bảo đảm phù hợp với Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và Luật Giám định tư pháp.

Thứ tư: Sửa đổi, bổ sung quy định về các ngạch Kiểm sát viên, bổ nhiệm các ngạch Kiểm sát viên, tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên, Kiểm sát viên chính, Kiểm sát viên cao cấp, bổ nhiệm các ngạch Kiểm sát viên trong trường hợp đặc biệt, nhiệm kỳ của Kiểm sát viên, Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên tại các Điều 43, 74, 77, 78, 79, 81, 82, 87; bổ sung 1 Điều mới (76a) về bổ nhiệm Kiểm sát viên để bảo đảm thống nhất, đồng bộ với quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).


Các đại biểu tham dự phiên họp

Thứ năm: Sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định tổng biên chế tại Điều 93 để bảo đảm phù hợp với Nghị quyết số 70-QĐ/TW, ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về quản lý biên chế của hệ thống chính trị; đồng thời, sửa đổi về số lượng Kiểm sát viên VKSND tối cao tối đa từ 19 người thành 27 người để bảo đảm nguồn nhân lực để thực hiện nhiệm vụ công tố, kiểm sát xét xử đối với hoạt động của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Thứ sáu: Bổ sung cụm từ “phân trại thuộc trại tạm giam” tại điểm a khoản 2 Điều 22, cụm từ “Trưởng phân trại thuộc trại tạm giam” tại điểm c khoản 2 Điều 22 và khoản 1 Điều 24 để bảo đảm phù hợp với điểm b khoản 2 Điều 14 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015.

Thứ bảy: Bổ sung cụm từ “nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội” tại Điều 36, điểm b khoản 2 Điều 43, khoản 7 Điều 63 để bảo đảm phù hợp với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Hồ sơ dự án Luật đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định theo trình tự, thủ tục rút gọn

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp (UBPLTP) của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban tán thành sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức VKSND nhằm kịp thời thể chế hóa các nghị quyết, kết luận của Đảng. Hồ sơ dự án Luật đã đầy đủ các tài liệu, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định theo trình tự, thủ tục rút gọn.


Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra

Về hệ thống VKSND (khoản 3 Điều 1): Ủy ban tán thành quy định của dự thảo Luật về hệ thống VKSND gồm 3 cấp (VKSND tối cao, VKSND cấp tỉnh, VKSND khu vực); kết thúc hoạt động của VKSND cấp cao và VKSND cấp huyện.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của người được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên (khoản 18 Điều 1): Dự thảo Luật bổ sung quy định Kiểm sát viên được bổ nhiệm để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác (ngoài nhiệm vụ công tố và kiểm sát hiện nay). Ủy ban cơ bản tán thành quy định nêu trên và nhận thấy nội dung này đồng bộ với Luật Tổ chức TAND được ban hành năm 2024, cũng đã bổ sung quy định Thẩm phán được bổ nhiệm để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác (bên cạnh nhiệm vụ xét xử).

Tuy nhiên, để bảo đảm chặt chẽ, minh bạch, tránh việc bổ nhiệm các chức danh tư pháp để thực hiện các nhiệm vụ hành chính, Luật Tổ chức TAND còn quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán TANDTC (tại Điều 91) và nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán TAND (tại Điều 93).

Do đó, Ủy ban đề nghị bổ sung và quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên VKSND tối cao và các ngạch Kiểm sát viên khác tương tự như quy định của Luật Tổ chức TAND năm 2024.

Về các ngạch Kiểm sát viên (khoản 19 Điều 1): Dự thảo Luật sửa tên gọi của ngạch Kiểm sát viên trung cấp thành Kiểm sát viên chính, ngạch Kiểm sát viên sơ cấp thành Kiểm sát viên.

Một số ý kiến trong UBPLTP tán thành với quy định của dự thảo Luật để đồng bộ với quy định của Luật Cán bộ, công chức về ngạch công chức. Một số ý kiến khác đề nghị tiếp tục giữ tên gọi các ngạch Kiểm sát viên như quy định hiện hành để đồng bộ với các luật trong lĩnh vực tư pháp (Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật Thi hành án dân sự cũng đang quy định các ngạch: sơ cấp, trung cấp, cao cấp).


Các đại biểu tham dự phiên họp

Về thi tuyển chọn Kiểm sát viên (các khoản 20, 21, 22 và 23 Điều 1): Dự thảo Luật bỏ quy định hiện hành về thi nâng ngạch Kiểm sát viên.

Đa số ý kiến trong UBPLTP tán thành quy định của dự thảo Luật. Tuy nhiên, việc nâng ngạch KSV là vấn đề quan trọng, liên quan đến nguồn lực bảo đảm và yêu cầu kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, do đó đề nghị bổ sung quy định giao Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định việc nâng ngạch Kiểm sát viên (tương tự như Luật Tổ chức TAND năm 2024 cũng giao Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định việc nâng bậc Thẩm phán). Một số ý kiến đề nghị tiếp tục giữ quy định hiện hành nhằm tạo động lực để Kiểm sát viên không ngừng rèn luyện, phấn đấu.

Về việc chuyển đổi các ngạch Kiểm sát viên, Điều tra viên (khoản 13 Điều 1): Ủy ban nhận thấy, Điều tra viên, Kiểm sát viên là người trực tiếp giải quyết án, có các thẩm quyền tố tụng liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân, đang được Luật quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng ngạch…, vì vậy, đề nghị bổ sung và quy định rõ trong luật những yêu cầu có tính nguyên tắc đối với việc chuyển đổi giữa các ngạch Kiểm sát viên và các ngạch Điều tra viên làm căn cứ để Viện trưởng VKSND tối cao quy định chi tiết thi hành.

Đã báo cáo cấp có thẩm quyền về tăng số lượng Kiểm sát viên VKSND tối cao

Về bổ sung số lượng Kiểm sát viên VKSND tối cao (khoản 27 Điều 1): Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng cho biết, UBPLTP nhận thấy, đây là vấn đề quan trọng, liên quan đến chủ trương của Đảng. Kiểm sát viên VKSND tối cao là cán bộ thuộc diện Ban Bí thư quản lý, vì vậy trước đây khi sửa Luật Tổ chức VKSND vào năm 2014 cũng đã báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền về số lượng Kiểm sát viên VKSND tối cao. Do đó, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo thực hiện thủ tục xin ý kiến cấp có thẩm quyền theo đúng quy định.


Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Viện trưởng VKSND tối cao trình bày tờ trình

Về nội dung này, Viện trưởng Nguyễn Huy Tiến cho biết, Đảng ủy VKSND tối cao đã xây dựng Tờ trình số 07-TTr/ĐU ngày 24/3/2025 báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Tờ trình số 09-TTr/ĐU ngày 28/3/2025 báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nội dung Đề án tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy VKSND theo định hướng không tổ chức cấp huyện; trong đó, tại Mục III (Nhiệm vụ, giải pháp) của Đề án đã nêu rõ giải pháp về tổ chức bộ máy của VKSND tối cao như sau: “Tăng số lượng Kiểm sát viên VKSND tối cao tương ứng với số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tăng lên theo Đề án của Đảng ủy Tòa án nhân dân tối cao (từ 19 người lên 27 người) nhằm bảo đảm nguồn nhân lực để thực hiện nhiệm vụ công tố, kiểm sát xét xử đối với hoạt động của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao”.

Đề án của VKSND tối cao và Đề án tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy Tòa án nhân bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới của Tòa án nhân dân tối cao đều được trình Bộ Chính trị cho ý kiến vào cùng một thời điểm và các nội dung liên quan bổ sung số lượng Kiểm sát viên VKSND tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đều được nêu cụ thể trong từng Đề án và Bộ Chính trị, Ban Bí thư có Kết luận số 135-KL/TW, Kết luận số 136-KL/TW cùng ngày 28/3/2025 đã đồng ý chủ trương đối với 2 Đề án; đồng thời 2 Đề án này đã được trình tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XIII thông qua, bảo đảm thể hiện tương đồng, thống nhất giữa 2 cơ quan để giải quyết thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao và VKSND tối cao sau khi tổ chức, sắp xếp lại.

Nguồn: Bảo vệ pháp luật

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 05/5/2025:

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

08h00:

- Họp giao ban Lãnh đạo Viện.

14h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo – PVT và Phòng 8 công bố quyết định trực tiếp kiểm sát tại Chi cục THADS huyện Sơn Hoà.

 

Thứ 3, 06/5/2025: 

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 7 báo cáo án.

 

Thứ 4, 07/5/2025:

08h00:

- Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác kiểm sát 06 tháng dầu năm 2025 (tại Hội trường, thành phần: Lãnh đạo Viện; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng; Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chuyên viên).

- Đ/c Thảo - PVT dự buổi làm việc liên ngành giữa Công an, Tòa án, VKSND 02 tỉnh Phú Yên và tỉnh Đắk Lắk tại Công an tỉnh.

14h00:

- Họp Đảng ủy.

- Đ/c Thanh - PVT dự Hội nghị sơ kết 01 năm triển khai thực hiện Quy chế phối hợp giữa UBND thị xã với VKSND thị xã tại UBND thị xã Đông Hòa.

 

Thứ 5, 08/5/2025:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án. 

 

Thứ 6, 09/5/2025: 

08h00:

- Tập thể Lãnh đạo Viện và Đoàn công tác VKSND tỉnh làm việc tại VKSND tỉnh Đắk Lắk (02 ngày).


Thứ 7, 10/5/2025:

Phân công trực cơ quan

  

Chủ nhật, 11/5/2025:

Phân công trực cơ quan

 

Thông tư liên tịch 02/2025/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định về phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự, quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự khi không tổ chức Công an cấp huyện

Thông tư liên tịch 01/2025/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC-BQP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Điều 3 Nghị quyết số 164/2024/QH15 của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự

Thông tư liên tịch 01/2025/TTLT-KTNN-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về phối hợp giữa Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong việc trao đổi, chuyển thông tin và kiến nghị xem xét, khởi tố vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước

Thông tư liên tịch 01/2025/TTLT-BCA-BQP-BTP-BNN&PTNT-BTC-VKSNDTC-TANDTC quy định quan hệ phối hợp trong hoạt động giám định tư pháp trong tố tụng hình sự

Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường