Năm 2013, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự phối hợp, giúp đỡ của các ngành, các cấp ở Trung ương, các địa phương và sự ủng hộ của nhân dân; toàn ngành Kiểm sát nhân dân đã nỗ lực phấn đấu thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả, và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, từng bước đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Trưởng Ban Chỉ đạo công tác tuyên truyền ngành Kiểm sát nhân dân, Tạp chí Kiểm sát đã tổng hợp và bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2013 của ngành Kiểm sát nhân dân. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
1. Quốc hội thông qua Hiến pháp (sửa đổi), tiếp tục khẳng định Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp
Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp (sửa đổi). Theo đó, Điều 107 Hiến pháp tiếp tục khẳng định Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam |
Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày báo cáo công tác của ngành Kiểm sát nhân dân tại kỳ họp thứ Sáu Quốc hội khóa XIII |
Việc Quốc hội quyết định giao cho Viện kiểm sát nhân dân tiếp tục đảm nhận hai chức năng hiến định này chính là sự khẳng định và ghi nhận những thành tựu quan trọng mà ngành Kiểm sát nhân dân đạt được trong hơn 53 năm qua; phù hợp với đặc điểm hệ thống chính trị, nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước ta và xu hướng vận động, phát triển của thiết chế Kiểm sát, Công tố trên thế giới; đặc biệt là đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và cải cách tư pháp do Đảng khởi xướng, và tổ chức thực hiện.
2. Toàn ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện đạt và vượt nhiều chỉ tiêu Quốc hội giao trong Nghị quyết số 37/2012/QH13
Một trong những sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong năm 2013 đó là lần đầu tiên Quốc hội ban hành Nghị quyết về công tác tư pháp (Nghị quyết số 37/2012/QH13). Nghị quyết đặt ra nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể yêu cầu các ngành tư pháp phải đạt được trong năm 2013.
Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSNDTC báo cáo kết quả trọng tâm công tác đạt được của ngành trong năm 2013 với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp và Đoàn công tác |
Bám sát Nghị quyết của Quốc hội, toàn ngành Kiểm sát đã nghiêm túc quán triệt, triển khai đồng bộ các giải pháp, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu, yêu cầu Quốc hội giao. Kết thúc năm 2013, đã hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu như: Kiểm sát 100% số vụ án hình sự ngay từ khi khởi tố; ra quyết định truy tố đúng thời hạn 99,34%; truy tố bị can đúng tội 99,72%; các kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm được Tòa án chấp nhận đạt từ 77% đến 93%... Đặc biệt, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã làm tốt công tác phòng ngừa vi phạm, tội phạm thông qua việc ban hành nhiều kiến nghị với các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu áp dụng những biện pháp nhằm ngăn chặn, khắc phục nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh vi phạm, tội phạm.
3. Tập trung chỉ đạo giải quyết nhiều vụ án điểm, án tham nhũng, các vụ án được dư luận quan tâm
Trong năm 2013, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã chỉ đạo, tập trung giải quyết nhiều vụ án điểm, án tham nhũng, đặc biệt là 10 vụ án lớn do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chỉ đạo; hiện nay đã đưa ra truy tố, xét xử một số vụ án như: Vụ án tham ô tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Cty cho thuê tài chính II (ACL II); Vụ án Dương Chí Dũng và các đồng phạm cố ý làm trái và tham ô tài sản xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines); vụ án Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch Ngân hàng ACB và đồng phạm bị truy tố về các tội: Kinh doanh trái phép, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và trốn thuế... Kịp thời xem xét, chỉ đạo giải quyết các vụ án mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm trong thời gian vừa qua như vụ Lê Bá Mai, vụ Nguyễn Thanh Chấn…
Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSNDTC và tập thể Lãnh đạo VKSNDTC tiếp Đoàn kiểm tra giám sát về phòng chống tham nhũng do đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Trưởng ban Nội chính Trung ương làm Trưởng đoàn |
VKSNDTC họp báo về việc kháng nghị tái thẩm và tạm đình chỉ thi hành án đối với phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn |
4. Đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật
Năm 2013, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng pháp luật được Quốc hội giao, trong đó đã cơ bản hoàn thành Dự thảo 1 Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi); đã phối hợp với các bộ, ngành xây dựng và ban hành nhiều thông tư liên tịch, trong đó có những Thông tư quan trọng như Thông tư liên tịch số 06/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 02/8/2013 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; Thông tư hướng dẫn áp dụng quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao của Luật Tố tụng hành chính; Thông tư hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt; Ban hành Chỉ thị số 06/CT-VKSTC ngày 06/12/2013 về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.
PGS.TS. Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng VKSNDTC phát biểu tại phiên họp thứ ba của Ban soạn thảo Luật Tổ chức VKSND sửa đổi |
Đồng chí Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện trưởng thường trực VKSNDTC phát biểu tại Hội thảo khoa học hoàn thiện chế định chứng cứ và chứng minh trong BLTTHS |
TS. Lê Hữu Thể, Phó Viện trưởng VKSNDTC phát biểu tại phiên họp góp ý vào Luật tổ chức VKSND sửa đổi |
Dưới sự chứng kiến của Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng VKSNDTC, Bộ trưởng Bộ Tài chính, đại diện lãnh đạo các Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ký Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNN-VKSTC |
5. Thành lập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội và khai giảng khóa I Đại học Kiểm sát hệ chính quy
Đây là sự kiện được mong chờ trong suốt hơn nửa thế kỷ qua của nhiều thế hệ cán bộ ngành Kiểm sát. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội được thành lập trên cơ sở một ngôi trường có bề dày hơn 40 năm, trải qua nhiều giai đoạn phát triển với những tên gọi khác nhau, đã đào tạo và bồi dưỡng hàng chục nghìn sinh viên, cán bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Kiểm sát và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều học viên và cán bộ từng học tập, công tác dưới mái trường này đã và đang giữ những trọng trách trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước và phần lớn cán bộ lãnh đạo, Kiểm sát viên của ngành Kiểm sát nhân dân.
Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng VKSNDTC và các Phó Viện trưởng Trần Công Phàn, Nguyễn Hải Phong tại buổi lễ gắn biển tên trường Đại học Kiểm sát Hà Nội |
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội cho đại diện Lãnh đạo VKSNDTC |
Lãnh đạo VKSNDTC và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với cán bộ Lãnh đạo trường Đại học Kiểm sát tại Lễ công bố quyết định thành lập |
Lãnh đạo VKSNDTC chụp ảnh lưu niệm với sinh viên khóa I trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tại lễ Khai giảng |
6. Hội nghị vinh danh Kiểm sát viên tiêu biểu toàn quốc lần thứ hai
Hội nghị Vinh danh Kiểm sát viên tiêu biểu lần thứ hai với sự có mặt của 111 Kiểm sát viên tiêu biểu của cả 3 cấp Kiểm sát là kết quả của việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, là biểu hiện cụ thể của việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn với cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên "Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”, đồng thời là biện pháp triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ trao Bằng khen cho Kiểm sát viên tiêu biểu |
Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng VKSNDTC trao Bằng khen cho Kiểm sát viên tiêu biểu |
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình chụp ảnh lưu niệm với các Kiểm sát viên tiêu biểu |
7. Phát sóng Chương trình Truyền hình Kiểm sát nhân dân
Thực hiện chủ trương của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, với sự giúp đỡ của Bộ Công an, Truyền hình Công an nhân dân, Chương trình Truyền hình Kiểm sát nhân dân chính thức lên sóng trên kênh ANTV của Truyền hình Công an nhân dân đúng dịp Kỷ niệm 53 năm thành lập ngành (26/7/1960 - 26/7/2013). Đây là chương trình truyền hình chuyên biệt về ngành Kiểm sát nhân dân để giới thiệu với đông đảo công chúng về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Viện kiểm sát các cấp. Đồng thời, cũng là một kênh thông tin quan trọng góp phần phổ biến giáo dục pháp luật, tuyên truyền về cải cách tư pháp và xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân. Các chương trình đã phát sóng đều có chất lượng tốt, nhiều nội dung chương trình đã bám sát các sự kiện lớn của ngành Kiểm sát nhân dân, phản ánh chân thực, sinh động hoạt động của các đơn vị trong ngành, để lại ấn tượng tốt đẹp đối với người xem.
Đồng chí Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng VKSNDTC làm việc với Lãnh đạo Truyền hình CAND về việc xây dựng Chương trình truyền hình KSND |
Đồng chí Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình tặng hoa cảm ơn Trung tướng Hữu Ước, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL, Bộ Công an, Tổng biên tập Truyền hình CAND đã giúp đỡ VKSNDTC xây dựng Chương trình Truyền hình Kiểm sát nhân dân |
Đồng chí Nguyễn Huy Miện, Tổng Biên tập TCKS, Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo tuyên truyền ngành KSND phát biểu tại buổi Lễ |
Tập thể Lãnh đạo VKSNDTC chụp ảnh lưu niệm với tập thể Lãnh đạo truyền hình CAND |
8. Lần đầu tiên, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức Lớp bồi dưỡng chuyên sâu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
Trong năm 2013, lần đầu tiên, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý, chỉ đạo, điều hành cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với mục tiêu là trang bị những kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; những kiến thức cập nhật về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, về cải cách tư pháp ở nước ta, qua đó góp phần tăng cường năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong sự nghiệp cải cách tư pháp trong thời gian tới.
Toàn cảnh khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý, chỉ đạo, điều hành cho Viện trưởng các VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
Đồng chí Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội tới dự lễ khai giảng và giới thiệu chuyên đề “Về vấn đề cải cách tư pháp và sự lãnh đạo của Đảng đối với ngành KSND” |
PGS. TS Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSNDTC giới thiệu chuyên đề “Nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành của Viện trưởng VKSND cấp tỉnh và định hướng sửa đổi Luật tổ chức VKSND” |
Lãnh đạo VKSNDTC và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với các đồng chí học viên |
9. Đạt nhiều thành tựu lớn về hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Cộng hòa Indonesia, ngày 27/6/2013, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hòa Bình - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đại diện cho Nhà nước CHXHCN Việt Nam và ông Amir Syamsudin, Bộ trưởng Bộ Pháp luật và Nhân quyền, đại diện cho Nhà nước Cộng hòa Indonesia đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và Cộng hòa Indonesia, trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Cộng hòa Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono.Việc ký kết thành công Hiệp định này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước không ngừng phát triển trong gần 60 năm qua và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực.
Từ ngày 07-13/9/2013, tại Liên bang Nga, lần đầu tiên, đoàn đại biểu Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham dự hội nghị lần thứ 18 của Hiệp hội công tố viên quốc tế (IAP) với tư cách là thành viên chính thức. IAP được thành lập năm 1995, là tổ chức nghề nghiệp của các Kiểm sát viên, Công tố viên trên thế giới, hiện có gần 160 thành viên tổ chức và 1.400 thành viên cá nhân ở hơn 130 quốc gia.
Trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono, Viện trưởng VKSNDTC đại diện cho Nhà nước CHXHCN Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Pháp luật và Nhân quyền, đại diện cho Nhà nước Cộng hòa Indonesia ký Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và Cộng hòa Indonesia với - Giacacta, ngày 27/6/2013 |
Đồng chí Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng VKSNDTC tham dự cuộc họp giữa Lãnh đạo VKS các nước ASEAN |
Đồng chí Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng VKSNDTC tham dự Hội đàm với Lãnh đạo Tổng VKSTC liên bang Nga |
Lễ ký thỏa thuận hợp tác 02 năm 2014 - 2015 giữa VKSTC 02 nước Việt Nam - Liên bang Nga |
10. Từng bước tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, trang phục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
Trong các năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cơ sở vật chất, kỹ thuật, điều kiện làm việc của ngành Kiểm sát nhân dân có nhiều chuyển biến đáng kể. Đặc biệt, trong năm 2013 đã triển khai việc trang bị xe ô tô chuyên dụng cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, lễ phục cho cán bộ của ngành để phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng VKSNDTC phát biểu khai mạc Hội nghị trực tuyến toàn ngành Kiểm sát nhân dân tổng kết thực tiễn việc thực hiện Hiến pháp 1992 và góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 |
Đầu cầu VKSQS Trung ương tại Hội nghị trực tuyến góp ý Dự thảo Hiến pháp năm 1992 sửa đổi |
Đồng chí Nguyễn Hải Phong, Phó Viện trưởng VKSNDTC chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai công tác đặc xá năm 2013 |
Lễ phục mới của ngành Kiểm sát nhân dân |
Việc tổ chức các hội nghị, hội thảo của ngành Kiểm sát nhân dân bằng hình thức trực tuyến với 12 cuộc Hội nghị trực tuyến trong năm 2013 đã tiết kiệm được kinh phí trên 10 tỷ đồng, tiết kiệm cả về thời gian, mở rộng thành phần tham dự hội nghị tới các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, trong đó có nhiều hội nghị quan trọng như: Hội nghị tổng kết thực tiễn việc thực hiện Hiến pháp năm 1992 và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Hội nghị triển khai công tác đặc xá năm 2013; cải cách hành chính, đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân; sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác tuyên truyền.
Nguồn: Kiểm sát Online