Thứ Ba, 24/12/2024 07:11 SA

Ban soạn thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) họp Phiên lần thứ sáu

Ngày 08/10/2014, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức Phiên họp lần thứ Sáu về nội dung cơ bản đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Dự và chỉ đạo hội thảo có đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Trưởng Ban soạn thảo Bộ luật tố tụng hình sự và đồng chí Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.



Đ/c Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng VKSND tối cao, 
Trưởng Ban soạn thảo phát biểu tại hội thảo

Cùng dự có Thượng tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; đồng chí Hoàng Nghĩa Mai, Ủy viên Thường trực Ban soạn thảo (Trợ lý đồng chí Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư); đồng chí Lê Hữu Thể, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đồng chí Đinh Trung Tụng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Sơn, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Đại diện lãnh đạo Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Ban Nội chính Trung ương, Bộ Quốc Phòng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng cục Hải quan, Liên đoàn Luật sư Việt Nam; các chuyên gia, nhà khoa học, thành viên và Tổ giúp việc Ban soạn thảo Bộ luật Tố tụng hình sự tham dự hội thảo.



Đ/c Trương Hòa Bình, Chánh án TAND tối cao phát biểu tại hội thảo

Theo Báo cáo tóm tắt “Nội dung cơ bản đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự và một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau” do đồng chí Nguyễn Thị Thủy, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình bày: Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự xây dựng gồm 8 phần, 36 chương, 477 điều (trong đó có 281 điều sửa đổi, 143 điều bổ sung mới, giữ nguyên 53 điều và bỏ 15 điều). Các chế định gồm: Những quy định chung của Bộ luật tố tụng hình sự; khởi tố, điều tra vụ án hình sự; Quyết định truy tố; xét xử vụ án hình sự và xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; thi hành án hình sự; thủ tục đặc biệt; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. Hiện còn một số vấn đề lớn có nhiều ý kiến khác nhau như: Tăng quyền, tăng trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán; mở rộng diện người tiến hành tố tụng đối với Trợ lý Điều tra viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên; quyền im lặng của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; quyền của bị can đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra; căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam; trình tự xét hỏi; giới hạn xét xử; sự có mặt của Điều tra viên tại phiên tòa; việc luật hóa các biện pháp điều tra đặc biệt.



Đ/c Nguyễn Thị Thủy, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kiểm sát VKSND
tối cao 
trình bày Báo cáo tóm tắt những nội dung cơ bản đề xuất
sửa đổi, bổ sung BLTTHS

Đại biểu tham gia thảo luận tại hội thảo về các quy định, đề xuất sửa đổi, bổ sung của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Các ý kiến tập trung phân tích sâu quy định của Bộ luật hiện hành theo hướng bổ sung một số nguyên tắc cho phù hợp với các yêu cầu của cải cách tư pháp và Hiến pháp 2013 vừa được Quốc hội thông qua.



Các đại biểu tham dự hội thảo khoa học

Phát biểu tại hội thảo, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình nhấn mạnh, Bộ luật tố tụng hình sự xây dựng phải thực hiện theo yêu cầu Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Trong đó, phải bổ sung một số nguyên tắc cho phù hợp với các yêu cầu của cải cách tư pháp và Hiến pháp vừa được Quốc hội thông qua như: Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo quyền con người, quyền công dân; nguyên tắc đảm bảo tranh tụng, công bằng trong xét xử tập thể; nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại… Điều chỉnh lại tên và nội dung một số nguyên tắc để đảm bảo tính khoa học, chặt chẽ, thể hiện là tư tưởng chỉ đạo đối với hoạt động tố tụng hình sự.

Phát biểu kết luận hội thảo, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Trưởng Ban soạn thảo ghi nhận và đánh giá cao ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học và thành viên Ban soạn thảo đối với việc xây dựng Bộ luật tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc, bất cập qua thực tiễn 11 năm thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; đồng thời nhấn mạnh, việc xây dựng, hoàn thiện các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự cần tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm tố tụng hình sự các nước, phù hợp với đặc điểm cụ thể mô hình tố tụng hình sự ở nước ta. Bảo đảm việc giải quyết mang tính kế thừa, tôn trọng, tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu giải quyết các vụ án hình sự chính xác, khách quan, toàn diện và đầy đủ. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đề nghị thành viên Ban soạn thảo tiếp tục tham gia xây dựng Bộ luật tố tụng hình sự, tập trung vào một số vấn đề lớn như: Suy đoán vô tội; quyền im lặng của người bị bắt, người tạm giữ, bị can, bị cáo; sự có mặt của Điều tra viên có mặt tại phiên tòa.... Đồng chí yêu cầu Ban soạn thảo và Tổ giúp việc bảo đảm tiến bộ xây dựng Bộ luật tố tụng hình sự để gửi tới bộ, ban, ngành và các địa phương lấy ý kiến để chuẩn bị tháng 01/2015 sẽ họp Phiên thứ Bảy trước khi trình Quốc hội. Đồng chí Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình tin tưởng thời gian tới với tinh thần trách nhiệm cao và sự tập trung trí tuệ của các chuyên gia, các nhà khoa học, Ban soạn thảo sớm hoàn thiện Dự án Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi, bổ sung) đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tối cao

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 23/12/2024:

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

08h00:

- Họp giao ban Lãnh đạo Viện.

14h00:

- Họp Ủy ban kiểm sát thông qua dự thảo Kế hoạch công tác trọng tâm năm 2025 (tại phòng họp, thành phần: Lãnh đạo Viện, Trưởng phòng; Phó Chánh thanh tra, Phó Trưởng phòng 1, 7 phụ trách).

 

Thứ 3, 24/12/2024: 

08h00:

- Hội nghị trực tuyến giao ban công tác Kiểm sát cuối năm 2024 (tại hội trường, thành phần: Lãnh đạo Viện, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chuyên viên).

09h00:

- Đ/c Viện trưởng dự họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh (tại Tỉnh ủy).

14h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

16h00:

- Đ/c Viện trưởng và Trưởng phòng 15 làm việc với Thường trực Thành ủy Tuy Hòa.

 

Thứ 4, 25/12/2024: 

08h00:

- Đ/c Viện trưởng họp chuyên đề HĐND tỉnh khóa VIII.

- Dự họp trực tuyến thí điểm triển khai phần mềm quản lý văn bản trong ngành Kiểm sát nhân dân (tại phòng họp: Lãnh đạo Viện; công chức làm nhiệm vụ chuyên trách về CNTT và cán bộ liên quan).

14h00:

- Hội nghị toàn thể công chức, người lao động góp ý dự thảo Quy chế về tiền thưởng (tại hội trường).

- Đ/c Thanh - PVT dự Hội nghị tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2024 tại UBND TP Tuy Hòa.

 

Thứ 5, 26/12/2024:  

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

15h00:

- Sinh hoạt nữ công quý IV/2024.

 

Thứ 6, 27/12/2024:

08h00:

- Họp Ban Chấp hành Công đoàn.

14h00:

- Đ/c Thanh - PVT dự Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng tại Đảng ủy Khối. 

15h00: 

- Tổng vệ sinh cơ quan (từ 15h00 dọn trong phòng làm việc, hành lang; từ 16h00 tập trung dọn phòng đọc báo, khuôn viên cơ quan). 

 

Thứ 7, 28/12/2024:

Phân công trực cơ quan

 

Chủ nhật, 29/12/2024:

Phân công trực cơ quan