Chủ Nhật, 20/04/2025 16:58 CH

HỘI THẢO QUỐC TẾ “Kinh nghiệm tố tụng hình sự của Cộng hòa liên bang Đức và những vấn đề rút ra đối với việc hoàn thiện BLTTHS Việt Nam”


Đ/c Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao
phát biểu khai mạc hội thảo

Ngày 18/11/2013, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với Quỹ Hợp tác quốc tế về pháp luật Đức tổ chức Hội thảo quốc tế “Kinh nghiệm tố tụng hình sự Cộng hòa Liên bang Đức và những vấn đề rút ra đối với việc hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam”. Đồng chí Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện trưởng Thường trực Viện kiểm sát nhân dân tối cao dự và chủ trì hội thảo. Về phía Quỹ Hợp tác quốc tế về pháp luật Đức có bà Schmeink Angela, Giám đốc Quỹ Hợp tác quốc tế về pháp luật Đức, GS.TS. Robert Esser, Chủ nhiệm Khoa pháp luật hình sự Đức, Châu Âu và Quốc tế, Luật tố tụng hình sự và Luật hình sự kinh tế, Trường Đại học Passau/Trung tâm nghiên cứu quyền con người trong tố tụng hình sự (HRCP). Các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, học giả, luật sư và đại diện các cơ quan: Ủy ban Tư pháp, Ủy ban pháp luật, Ban Nội chính trung ương, các Cơ quan tư pháp trung ương, các cơ quan tư pháp của thành phố Hà Nội và Thành viên Tổ giúp việc Ban soạn thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) tham dự hội thảo.



GS-TS. Robert Esser, Chủ nhiệm Khoa PLHS Đức, Châu Âu và Quốc tế
phát biểu tại hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện trưởng Thường trực Viện kiểm sát nhân dân tối cao cám ơn sự có mặt tham gia đóng góp ý kiến của các các nhà khoa học, các diễn giả, các chuyên gia, luật sư, các nhà hoạt động thực tiễn thảo luận về những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung tại vào Hội thảo Quốc tế tế “Kinh nghiệm tố tụng hình sự Cộng hòa Liên bang Đức và những vấn đề rút ra đối với việc hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam”. Đồng chí Phó Viện trưởng Thường trực nhấn mạnh, thực hiện chương trình xây dựng Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) do Quốc hội giao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp các bộ, ngành hữu quan để xây dựng Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi). Đây là một trong những yêu cầu quan trọng của quá trình cải cách tư pháp nói chung và cải cách tư pháp hình sự nói riêng được đặt ra cần phải nghiên cứu tiếp thu những kinh nghiệm hợp lý trong pháp luật tố tụng hình sự của các nước, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Phó Viện trưởng Thường trực Hoàng Nghĩa Mai nêu rõ, yêu cầu đã được quán triệt và triển khai nghiêm túc trong quá trình sửa đổi BLTTHS năm 2003. Nhiều kinh nghiệm các nước đã được tiếp thu vào Bộ luật như: Bổ sung cơ chế đảm bảo ngày càng đầy đủ hơn các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; tăng cường cơ chế giám sát hoạt động tố tụng; bổ sung các quy định nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đồng chí Phó Viện trưởng Thường trực đề nghị đại biểu dự hội thảo tham gia ý kiến tâm huyết, trách nhiệm cao góp phần cùng ngành Kiểm sát hoàn thành trọng trách mà Đảng, Nhà nước và Quốc hội giao cho.


Đ/c Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao chủ trì hội thảo

Tại hội thảo, GS.TS. Robert Esser, Chủ nhiệm Khoa pháp luật hình sự Đức, Châu Âu và Quốc tế trình bày hệ thống, thẩm quyền cơ quan điều tra, quan hệ giữa cơ quan điều tra và cơ quan công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự; trả lời các câu hỏi do các Giáo sư, Tiến sỹ, chuyên gia, nhà khoa học, học giả, các nhà hoạt động thực tiễn về nội dung liên quan đến  “Kinh nghiệm tố tụng hình sự Cộng hòa Liên bang Đức và những vấn đề rút ra đối với việc hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam” đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Nội dung việc đổi mới thủ tục tố tụng hình sự như: Cần xác định rõ hơn vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể cho phù hợp với sự phân chia các chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự; phân định rõ thẩm quyền giữa các cấp tố tụng nhằm giảm thiểu số lượng các vụ án phải giải quyết ở cấp trung ương; có cơ chế bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; quy định chặt chẽ căn cứ, điều kiện, thủ tục, thời hạn áp dụng các biện pháp cưỡng chế; bổ sung các cơ sở pháp lý để đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế; bảo đảm nguyên tăc phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong quá trình giải quyết vụ án hình sự...



Các đại biểu dự hội thảo khoa học

Phát biểu Kết luận hội thảo, Phó Viện trưởng Thường trực Viện kiểm sát nhân dân tối cao Hoàng Nghĩa Mai ghi nhận và đánh giá cao ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học Hội thảo Quốc tế “Kinh nghiệm tố tụng hình sự Cộng hòa Liên bang Đức và những vấn đề rút ra đối với việc hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam” nhằm tháo gỡ những vướng mắc, bất cập qua thực tiễn 10 năm thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Đồng chí Phó Viện trưởng Thường trực lưu ý, một trong những hoạt động quan trọng cần quan tâm thực hiện là phải nghiên cứu, tham khảo, tiếp thu hợp lý kinh nghiệm tiến bộ trong tố tụng hình sự các nước, phù hợp với đặc điểm cụ thể mô hình tố tụng hình sự ở nước ta. Bảo đảm việc giải quyết mang tính kế thừa, tôn trọng, có tư tưởng tiến bộ. Đồng chí Phó Viện trưởng Thường trực đề nghị thành viên Ban soạn thảo tiếp tục tham gia xây dựng Bộ luật tố tụng hình sự dựa trên Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Đồng chí Phó Viện trưởng Thường trực tin tưởng trong thời gian tới, với tinh thần trách nhiệm cao tập trung trí tuệ của các nhà khoa học, học giả, chuyên gia và đội ngũ Kiểm sát viên, Điều tra viên, Thẩm phán trong việc xây dựng, hoàn thiện Dự án Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) cho giai đoạn mới, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong thời gian tới.

Nguồn: VKSNDTC

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 21/04/2025:

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

08h00:

- Họp giao ban Lãnh đạo Viện.

 

Thứ 3, 22/04/2025: 

08h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Hội nghị giao ban công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp quý I/2025.

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

14h00:

- Đ/c Thảo - PVT và Phòng 8 công bố kết luận trực tiếp kiểm sát tại Trại giam Xuân Phước.

 

Thứ 4, 23/04/2025: 

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

 

Thứ 5, 24/04/2025:  

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 7 báo cáo án.

 

Thứ 6, 25/04/2025:

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

 

Thứ 7, 26/04/2025:

07h30:

- Lãnh đạo Viện cùng Đoàn công tác của VKSND tỉnh làm việc tại VKSND tỉnh Đắk Lắk (02 ngày).

  (Hoán đổi ngày làm việc từ thứ Sáu ngày 02/5/2025 sang thứ Bảy ngày 26/4/2025)

  

Chủ nhật, 27/04/2025:

Phân công trực cơ quan

 

Thông tư liên tịch 02/2025/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định về phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự, quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự khi không tổ chức Công an cấp huyện

Thông tư liên tịch 01/2025/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC-BQP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Điều 3 Nghị quyết số 164/2024/QH15 của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự

Thông tư liên tịch 01/2025/TTLT-KTNN-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về phối hợp giữa Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong việc trao đổi, chuyển thông tin và kiến nghị xem xét, khởi tố vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước

Thông tư liên tịch 01/2025/TTLT-BCA-BQP-BTP-BNN&PTNT-BTC-VKSNDTC-TANDTC quy định quan hệ phối hợp trong hoạt động giám định tư pháp trong tố tụng hình sự

Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường