Chủ Nhật, 22/12/2024 12:25 CH

Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm các vụ án dân sự của Viện KSND tỉnh Phú Yên.

Thời gian qua, VKSND tỉnh Phú Yên và các VKSND huyện, thành phố đã quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của BLTTDS, đặc biệt là các quy định về kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm. Qua đó, đã bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật, góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Các kháng nghị phúc thẩm, giám đốc của Viện kiểm sát nhân dân hai cấp thẩm đều đảm bảo về hình thức, đã bám sát nội dung vụ án, các quy định của BLTTDS, BLDS, Luật Đất đai.... và các văn bản hướng dẫn, đối chiếu với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án để đánh giá và tìm ra vi phạm, quan điểm kháng nghị có căn cứ, được Tòa án xét xử chấp nhận đạt tỷ lệ cao.



Ảnh minh họa


Đạt được kết quả nói trên, trước hết là do được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của Viện KSND tối cao, Lãnh đạo VKSND tỉnh Phú Yên đã kịp thời tổ chức Hội nghị tập huấn, quán triệt cho toàn thể cán bộ, Kiểm sát viên nắm vững nội dung của Bộ luật tố tụng dân sự, đặc biệt là những quy định mới có liên quan đến vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và những hoạt động cụ thể của VKSND trong tố tụng dân sự, trong đó đã quán triệt, nghiên cứu và nắm vững ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm. Đội ngũ kiểm sát viên, chuyên viên làm công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự đã có kinh nghiệm trong thực tế thường xuyên nghiên cứu học tập và phát huy tinh thần trách nhiệm trong công tác. Vì vậy, chất lượng, hiệu quả công tác kháng nghị không ngừng được nâng cao. VKSND tỉnh Phú Yên đã rất quan tâm đến công tác sơ kết, xây dựng các báo cáo chuyên đề, thông báo rút kinh nghiệm về công tác kháng nghị phúc thẩm. Qua đó, đã giúp cho các VKSND huyện, thành phố nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kháng nghị.


Tuy nhiên, so với yêu cầu và nhiệm vụ được giao thì hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự nói chung, công tác kháng nghị các bản án, quyết dịnh của Toà án nói riêng còn hạn chế. Một số VKS cấp huyện chưa thật sự quan tâm đến công tác này nên số lượng cũng như chất lượng kháng nghị chưa cao. Một số kháng nghị chưa đạt chất lượng, phải rút kháng nghị hoặc không được Tòa án chấp nhận…


Để đảm bảo công tác kháng nghị các bản án, quyết định dân sự của Toà án trong thời gian tới đạt chất lượng, hiệu quả cao, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau đây:


1. Nâng cao nhận thức về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi và quyền kháng nghị của VKS quy định trong BLTTDS.


Bộ luật tố tụng dân sự quy định: Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong trong tố tụng dân sự có các quyền: quyền yêu cầu (cung cấp hồ sơ, tài liệu… ), quyền kiến nghị và quyền kháng nghị, nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật. Đây là những quyền hết sức đặc trưng của Viện kiểm sát. Viện kiểm sát nhân dân hai cấp cần phát huy hơn nữa tính chủ động, năng động trong việc thực hiện các phương thức công tác để kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự.


Kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm là văn bản tố tụng và căn cứ pháp lý để phát sinh thủ tục xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm. Thông qua kháng nghị phúc thảm, giám đốc thẩm để khắc phục vi phạm nghiêm trọng những bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự của toà án, nhằm làm cho việc xét xử của Tòa án được chính xác đúng pháp luật. Hay nói cách khác, Viện kiểm sát kháng nghị là bảo vệ tính đúng đắn của pháp luật, quyền, lợi ích chính đáng của đương sự, mang tính khách quan của cơ quan giám sát pháp luật. Để có được một quyết định kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm có chất lượng, đúng pháp luật, việc nắm vững quyền năng pháp lý về thẩm quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân được quy định trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Bộ luật tố tụng dân sự là hết sức quan trọng, ngoài việc nắm vững thẩm quyền kháng nghị được quy định trong pháp luật hình thức, pháp luật nội dung, như Bộ luật dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình.... cũng phải nắm và vận dụng chuẩn xác. Do vậy, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân hai cấp cần quán triệt đầy đủ việc kháng nghị vừa là nhiệm vụ vừa là quyền hạn của VKS. Từ đó nâng cao nhận thức pháp luật dân sự và tố tụng dân sự cho cán bộ, kiểm sát viên làm công tác dân sự, từ đó chất lượng kháng nghị mới được nâng cao. Quá trình thực hiện quyền năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự của Toà án, nếu phát hiện có vi phạm cần làm rõ, để có cơ sở kháng nghị thì yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu làm căn cứ kháng nghị để đảm bảo tính đúng đắn của quyết định, bản án khi ban hành.


Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự với nhiều nội dung đổi mới so với các quy định của pháp luật hiện hành, trong đó đã đề cao vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự, nhằm tạo điều kiện để Viện kiểm sát thực hiện có hiệu quả chức năng nhiệm vụ của mình. Điểm mới quan trọng của tố tụng dân sự trong lần sửa đổi này là mở rộng phạm vi các trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia các phiên tòa, phiên họp giải quyết các vụ việc dân sự. Theo đó, Viện kiểm sát có trách nhiệm phải tham gia hầu hết các phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự; tham gia tất cả các phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự; tham gia tất cả các phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ việc dân sự. Với nội dung sửa đổi này, trách nhiệm của Viện kiểm sát các cấp trong lĩnh vực dân sự lớn hơn rất nhiều so với hiện nay. Với việc thực hiện các quy định mới, số vụ việc dân sự mà Viện kiểm sát có trách nhiệm phải tham gia phiên tòa sẽ tăng gấp bội, ở cấp sơ thẩm sẽ chiếm tỉ lệ khoảng 70-80%; ở cấp phúc thẩm là 100%. Đây cũng là điều kiện để VKS nâng cao số lượng, chất lượng công tác kháng nghị.


2. Tăng cường và chú trọng công tác kiểm sát thông báo thụ lý vụ việc dân sự của Tòa án
.


Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, điểm 1 mục I Thông tư liên tịch số 03/ 2005/ TTLT ngày 01-09-2005 của VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thực hiện BLTTDS thì trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết việc Tòa án đã thụ lý vụ việc dân sự. Để thực hiện tốt việc kiến nghị, cần nắm chắc thông báo thụ lý vụ án của Tòa án, chủ động kiểm sát 100% các thông báo thụ lý, phát hiện kịp thời vi phạm. Các Viện kiểm sát phải mở sổ thụ lý để theo dõi, đồng thời phân công cán bộ, kiểm sát viên theo dõi việc thụ lý, giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án. Khi nhận được thông báo thụ lý vụ việc dân sự của Tòa án, Viện kiểm sát phải kiểm tra nội dung thông báo và có phiếu kiểm tra ghi rõ những vi phạm của Toà án trong mỗi văn bản thông báo thụ lý của Toà án để sau từng thời gian tập hợp, kiến nghị chung.


3. Tăng cường kiểm sát tính có căn cứ và hợp pháp các bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự, phát hiện kịp thời vi phạm cuả Tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị.


Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm, cùng với việc kiểm sát các thông báo thụ lý của Toà án, Viện kiểm sát tỉnh và các Viện kiểm sát huyện, thành phố phải tập trung kiểm sát các bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự của Toà án để đảm bảo việc giải quyết của Toà án kịp thời, đúng pháp luật. Xác định kiểm sát bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự của Toà án là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm và thường xuyên của hoạt động kiểm sát, giải quyết các vụ việc dân sự. Do vậy, khi nhận được các bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự của Toà án gửi đến cần xem xét tính có căn cứ và tính hợp pháp của các quyết định về nội dung, điều luật áp dụng có sát với quy định của BLTTDS, BLDS, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình, các Nghị định, Thông tư.....và các văn bản hướng dẫn không.


Cần nắm các nguồn thông tin để xác định dấu hiệu vi phạm ban đầu của bản án, quyết định, khi nghiên cứu bản án, quyết định cần xem xét yêu cầu của đương sự, nhận định của bản án, quyết định vận dụng điều luật và án phí, để đối chiếu xem xét vi phạm của bản án, như các yêu cầu của đương sự đã được giải quyết chưa? Trong trường hợp xét thấy cần thiết thì yêu cầu Tòa án cung cấp hồ sơ, tài liệu xem xét để thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật.


Trong trường hợp phát hiện vi phạm hết thời hạn kháng nghị phúc thẩm của cấp mình còn thời hạn kháng nghị của cấp phúc thẩm thì kịp thời báo cáo Viện kiểm sát cấp trên để xem xét thực hiện quyền kháng nghị. Trường hợp án có hiệu lực thi hành thì báo cáo đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, nhằm đảm bảo pháp luật được thực hiện đúng, quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng được bảo vệ.


4. kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự.


Viện kiểm sát nhân dân 2 cấp tỉnh và các huyện, thành phố tiếp tục tổ chức quán triệt và nắm vững các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm và Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 1-9-2005 của VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS và sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết các vụ việc dân sự và theo quy chế công tác 1154/QC-VKSND của Viện trưởng VKSND Tối cao.


Khi thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết đơn cần chú ý khâu phân loại từng loại đơn như khiếu nại việc thu thập chứng minh chứng cứ của thẩm phán; Tố cáo do vi phạm trong thực hiện tố tụng dân sự; đơn khiếu nại về vi phạm trình tự thủ tục tố tụng dân sự; đơn kháng cáo; đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; các nguồn đơn do đương sự gửi, do toà án, do cơ quan Đảng, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ Quốc chuyển đến, do Viện kiểm sát nhân dân tối cao hay Viện kiểm sát tỉnh chuyển đến; Đây là các nguồn thông tin để xem xét các dấu hiệu vi phạm của bản án, quyết định để kháng nghị, đồng thời cần chú ý các nguồn tin trên phương tiện thông tin đại chúng để xem xét xác định vi phạm của bản án, quyết định.


Giải quyết tốt đơn khiếu nại là thực hiện tốt quyền yêu cầu, kiến nghị và qua đó phát hiện nâng cao số lượng và chất lượng kháng nghị phúc thẩm, báo cáo kháng nghị giám đốc thẩm và kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.


5. Tăng cường quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát và Toà án trong giải quyết các vụ việc dân sự.


BLTTDS khẳng định Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân là các cơ quan tiến hàng tố tụng trong tố tụng dân sự. Bộ luật tố tụng dân sự còn quy định chi tiết và đầy đủ về quan hệ phối hợp trong hoạt động tố tụng dân sự giữa Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân. Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tăng cường mối quan hệ phối hợp theo Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT ngày 01-9-2005 của Liên ngành Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao.


TRẦN THỊ THU ANH

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 23/12/2024:

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

08h00:

- Họp giao ban Lãnh đạo Viện.

14h00:

- Họp Ủy ban kiểm sát thông qua dự thảo Kế hoạch công tác trọng tâm năm 2025 (tại phòng họp, thành phần: Lãnh đạo Viện, Trưởng phòng; Phó Chánh thanh tra, Phó Trưởng phòng 1, 7 phụ trách).

 

Thứ 3, 24/12/2024: 

08h00:

- Hội nghị trực tuyến giao ban công tác Kiểm sát cuối năm 2024 (tại hội trường, thành phần: Lãnh đạo Viện, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chuyên viên).

14h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

16h00:

- Đ/c Viện trưởng và Trưởng phòng 15 làm việc với Thường trực Thành ủy Tuy Hòa.

 

Thứ 4, 25/12/2024: 

08h00:

- Đ/c Viện trưởng họp chuyên đề HĐND tỉnh khóa VIII.

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 7 báo cáo án.

14h00:

- Hội nghị toàn thể công chức, người lao động góp ý dự thảo Quy chế về tiền thưởng (tại hội trường).

- Đ/c Thanh - PVT dự Hội nghị tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2024 tại UBND TP Tuy Hòa.

 

Thứ 5, 26/12/2024:  

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

15h00:

- Tổng vệ sinh cơ quan (từ 15h00 dọn trong phòng làm việc, hành lang; từ 16h00 tập trung dọn phòng đọc báo, khuôn viên cơ quan).

 

Thứ 6, 27/12/2024:

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 8 báo cáo công tác.

 

Thứ 7, 28/12/2024:

Phân công trực cơ quan

 

Chủ nhật, 29/12/2024:

Phân công trực cơ quan