Thứ Năm, 14/11/2024 02:12 SA

Chính phủ ban hành Nghị định về công tác văn thư

Ngày 05/3/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư. Chúng tôi xin giới thiệu một số quy định của Nghị định này.


Nghị định số 30/2020/NĐ-CP quy định về công tác văn thư và quản lý nhà nước về công tác văn thư. Công tác văn thư gồm: Soạn thảo, ký ban hành văn bản; quản lý văn bản; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; quản lý và sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư.


Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước (sau đây viết tắt là cơ quan, tổ chức). Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp căn cứ quy định của Nghị định này và các quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan để áp dụng cho phù hợp.


Theo Nghị định, số lượng các loại văn bản hành chính có 29 loại gồm: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.


Nghị định quy định nhiều nội dung mới về thể thức trình bày trong một văn bản hành chính như viện dẫn các quy định pháp luật; viết tắt, viết hoa trong văn bản hành chính; chữ ký và chữ ký số trong văn bản …


Về Quy tắc viện dẫn quy định pháp luật trong văn bản hành chính, Nghị định quy định cụ thể như Phần I- Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản, theo đó khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, số, ký hiệu của văn bản, thời gian ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và trích yếu nội dung văn bản (đối với Luật và Pháp lệnh chỉ ghi tên loại và tên của Luật, Pháp lệnh); trong các lần viện dẫn tiếp theo, chỉ ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó. Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.


Nghị định có nhiều thay đổi về các trường hợp bắt buộc phải viết hoa trong văn bản hành chính, cụ thể: viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh; viết hoa danh từ riêng chỉ tên người; viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử; viết hoa tên địa lý; viết hoa tên cơ quan, tổ chức; viết hoa các trường hợp khác …


Về cách viết tắt trong văn bản hành chính, Nghị định quy định văn bản hành chính gồm 27 loại với quy ước viết tắt cụ thể: đối với loại văn bản hành chính như Nghị quyết (cá biệt), Quyết định (cá biệt), Chỉ thị, Quy chế,Quy định … sẽ được viết tắt là NQ, QĐ, CT, QC, QyĐ…


Về cơ bản, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản được thực hiện theo các quy định soạn thảo văn bản hành chính tại Nghị định 110/2004/NĐ-CP; Nghị định 09/2010/NĐ-CP; Quyết định 28/2018/QĐ-TTg và quy định tại các Thông tư hướng dẫn thực hiện.


Về chữ ký số của người có thẩm quyền và chữ ký số của cơ quan, tổ chức trên văn bản điện tử được thực hiện cơ bản như thông tư 01/2019/TT-BNV, cụ thể:


- Hình ảnh, vị trí chữ ký số của người có thẩm quyền là hình ảnh chữ ký của người có thẩm quyền trên văn bản giấy, màu xanh, định dạng Portable Network Graphics (.png) nền trong suốt; đặt canh giữa chức vụ của người ký và họ tên người ký;


- Hình ảnh, vị trí chữ ký số của cơ quan, tổ chức là hình ảnh dấu của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản trên văn bản, màu đỏ, kích thước bằng kích thước thực tế của dấu, định dạng (.png) nền trong suốt, trùm lên khoảng 1/3 hình ảnh chữ ký số của người có thẩm quyền về bên trái. Thông tin: tên cơ quan ban hành văn bản; thời gian ký (ngày tháng năm; giờ phút giây; múi giờ Việt Nam theo tiêu chuẩn ISO 8601) được trình bày bằng phông chữ Times New Roman, chữ in thường, kiểu chữ đứng, cỡ chữ 10, màu đen.


Điểm mới tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về thể thức, kỹ thuật trình bày chữ ký số của cơ quan, tổ chức trên văn bản điện tử kèm theo văn bản chính được thể hiện như sau:


- Văn bản kèm theo (phụ lục) cùng tệp tin với nội dung văn bản điện tử, Văn thư cơ quan chỉ thực hiện ký số văn bản và không thực hiện ký số lên văn bản kèm theo;


- Văn bản (phụ lục) không cùng tệp tin với văn bản chính, Văn thư cơ quan thực hiện ký số của cơ quan, tổ chức trên văn bản kèm theo


+ Vị trí: Góc trên, bên phải, trang đầu của văn bản kèm theo;


+ Hình ảnh chữ ký số của cơ quan, tổ chức: Không hiển thị;


+ Thông tin: số và ký hiệu văn bản; thời gian ký (ngày tháng năm; giờ phút giây; múi giờ Việt Nam theo tiêu chuẩn ISO 8601) được trình bày bằng phông chữ Times New Roman, chữ in thường, kiểu chữ đứng, cỡ chữ 10, màu đen.


Về soạn thảo văn bản, Nghị định quy định: “Cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị và trước pháp luật về bản thảo văn bản trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao”.


Về ký ban hành văn bản đối với cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng:


- “Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng”;


- “Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký”.


Nghị định quy định các loại bản sao từ giấy sang điện tử và từ điện tử sang giấy, cách thức sao văn bản và thẩm quyền sao văn bản, này bao gồm:


Hình thức và các bản sao: Sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc in từ bản gốc văn bản điện tử ra giấy; sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử được thực hiện bằng việc số hóa văn bản giấy và ký số của cơ quan, tổ chức. Sao lục từ văn bản giấy sang văn bản điện tử; sao lục từ văn bản điện tử sang văn bản giấy và được thực hiện bằng việc in, chụp từ bản sao. Trích sao từ văn bản giấy sang văn bản giấy; trích sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử; trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản điện tử; trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.


Thẩm quyền sao văn bản: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định việc sao văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành, văn bản do các cơ quan, tổ chức khác gửi đến và quy định thẩm quyền ký các bản sao văn bản.


Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư có hiệu lực thi hành từ ngày 05/3/2020 thay thế Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 về công tác văn thư; Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010.


VIỆT HÀ

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 11/11/2024:

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

08h00:

- Họp giao ban Lãnh đạo Viện.

14h00: 

- Hội nghị trực tuyến chuyên đề án dân sự, kinh doanh thương mại, lao động do VKSND cấp cao tại Đà Nẵng tổ chức (tại hội trường, thành phần: Đ/c Viện trưởng, đ/c Liên - PVT; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng;  Kiểm sát viên và công chức Phòng 9).

 

Thứ 3, 12/11/2024: 

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT và Phòng 1 họp liên ngành tại CQCSĐT Công an tỉnh.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 7 báo cáo án.

14h00:

- Họp Ủy ban kiểm sát mở rộng thông qua dự thảo Báo cáo HĐND năm 2024 (tại hội trường, thành phần: Lãnh đạo Viện; Trưởng phòng, Chánh thanh tra, Phó CVP phụ trách, Phó Trưởng phòng 7, 8 và cán bộ tổng hợp, thống kê của Văn phòng).


Thứ 4, 13/11/2024: 

08h00:

- Họp Lãnh đạo Viện nhận xét đánh giá công chức năm 2024.

14h00:

- Họp Đảng ủy đánh giá xếp loại tổ chức đảng, đảng viên năm 2024.

 

Thứ 5, 14/11/2024:  

08h00:

- Hội nghị cán bộ chủ chốt nhận xét, tham gia góp ý đối với Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Yên năm 2024 (tại hội trường, thành phần: Lãnh đạo Viện; Trưởng phòng, Chánh Thanh tra, Phó Chánh Văn phòng phụ trách, Phó Trưởng phòng 7, 8 VKSND tỉnh; đại diện Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn thanh niên; Viện trưởng VKSND cấp huyện).

14h00:

- Đoàn thanh tra VKSND tối cao thông qua kết quả thanh tra trực tiếp (tại phòng họp, thành phần: Lãnh đạo Viện; Trưởng phòng, Chánh Thanh tra, Phó CVP phụ trách, Phó Trưởng phòng 7, 8; Viện trưởng VKSND cấp huyện).

 

Thứ 6, 15/11/2024:

10h00:

- Đ/c Viện trưởng dự phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo tỉnh tại Tỉnh ủy.

14h00:

- Đ/c Viện trưởng, đ/c Liên - PVT dự họp xin ý kiến của các đồng chí cán bộ lão thành đã làm công tác kiểm sát dân sự, kiểm sát chung qua các thời kỳ để phục vụ xây dựng dự thảo Đề án của BCS đảng VKSND tối cao trình Bộ Chính trị (tại phòng họp; mời lãnh đạo Phòng 9, đại diện lãnh đạo VKSND cấp huyện phụ trách án dân sự dự).


Thứ 7, 16/11/2024: 

Phân công trực cơ quan

 

Chủ nhật, 17/11/2024:

Phân công trực cơ quan