Năm 2024, VKSND tỉnh Phú Yên đã quán triệt, thực hiện nghiêm, hiệu quả các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, của Quốc hội về công tác tư pháp; Chỉ thị, Kế hoạch của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác của ngành KSND năm 2024 và Nghị quyết của Tỉnh ủy, của HĐND tỉnh về nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự năm 2024, luôn chủ động, sáng tạo, triển khai đồng bộ các giải pháp trong thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đạt nhiều kết quả tích cực, thực hiện đạt 126/130 chỉ tiêu, trong đó có 54 chỉ tiêu vượt theo Nghị quyết số 96 của Quốc Hội và hệ thống chỉ tiêu của Ngành.
Ðội ngũ cán bộ, kiểm sát viên luôn giữ vững phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện về lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của hội nhập quốc tế và cải cách tư pháp... Nội bộ đoàn kết, đồng thuận trên dưới một lòng; không có trường hợp nào có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; không có đơn thư tố cáo nội bộ, không có cán bộ, công chức vi phạm phải xử lý kỷ luật. Tổ chức đảng và các tổ chức hội, đoàn thể cơ quan đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh, trong đó: Công đoàn VKSND tỉnh được đề nghị tặng Bằng khen của Tổng Liên đoàn lao động; Đảng bộ VKSND tỉnh được đề nghị Đảng ủy Khối công nhận “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” năm 2024...
Đảng ủy Khối cơ quan, doanh nghiệp tỉnh tặng giấy khen cho Đảng bộ VKSND tỉnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
Bên cạnh việc bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của Ngành, không để xảy ra việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử oan, sai hoặc Tòa án tuyên không phạm tội; không có bị can đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự không đúng quy định của pháp luật có trách nhiệm của Viện kiểm sát, VKSND tỉnh Phú Yên còn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều giải pháp mang tính đột phá, tạo chuyển biến tích cực trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương, cụ thể như sau:
- Chủ động phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh ủy tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị sơ kết 05 năm triển khai Chỉ thị số 33-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Hội nghị sơ kết 05 năm triển khai Chỉ thị số 33-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Ban cán sự đảng VKSND tỉnh đã chủ động tham mưu đề xuất, được Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhất trí, có văn bản chỉ đạo các Huyện, Thị, Thành ủy và Đảng ủy trực thuộc tổ chức sơ kết Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 08/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan tư pháp trong việc giải quyết án tồn, án bị hủy để điều tra, xét xử lại” ở đơn vị, địa phương mình và gửi báo cáo kết quả về Ban cán sự đảng VKSND tỉnh để tổng hợp, phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh ủy tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị sơ kết 05 triển khai thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TU. Tại Hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tặng Bằng khen cho Đảng ủy VKSND tỉnh và cá nhân đồng chí Bí thư Đảng ủy, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh.
- Chủ động phối hợp Ban Nội chính Tỉnh ủy tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong công tác THADS, THAHC
Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TU ngày 27/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác THADS, THAHC trên địa bàn tỉnh
Những năm qua, VKSND tỉnh đã chú trọng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp, đặc biệt là công tác kiểm sát THADS. Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác THADS trên địa bàn tỉnh (các Công văn số 66-CV/TU ngày 05/3/2021 về tăng cường công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh; Công văn số 231-CV/TU ngày 19/01/2022 về tăng cường phối hợp trong công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh...), qua công tác kiểm sát VKSND tỉnh thấy rằng ngành thi hành án có nhiều chuyển biến trong công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; chất lượng, hiệu quả không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, công tác thi hành án dân sự, hành chính vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như kết quả thi hành án về số việc, số tiền còn thấp; nhiều vụ, việc có điều kiện thi hành nhưng chưa được giải quyết dứt điểm; một số bản án hành chính chậm được thi hành hoặc thi hành không triệt để gây bức xúc cho nhân dân... Trước tình hình đó, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác này. Với kinh nghiệm và thành quả đạt được trong việc tham mưu ban hành Chỉ thị số 33 nêu trên, Ban cán sự đảng VKSND tỉnh đã chủ động tham mưu, đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác THADS, THAHC, được Thường trực Tỉnh ủy, Ban thường vụ Tỉnh ủy nhất trí, được Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp (CCTP) tỉnh đưa vào nhiệm vụ trọng tâm công tác CCTP năm 2024. Trên cơ sở đó, ngày 28/3/2024 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 41-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác THADS, THAHC trên địa bàn tỉnh. Ngay sau đó, Ban cán sự đảng VKSND tỉnh đã ban hành kế hoạch và phối hợp với Cục THADS tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TU; ngày 23/4/2024, ký kết Quy chế phối hợp với Cục THADS tỉnh trong công tác THADS, THAHC (số 599/QCPH/VKS-CTHADS), nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả, trách nhiệm của hai đơn vị, góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mỗi Ngành. Trên cơ sở Quy chế này, VKSND tỉnh đã chỉ đạo 09/09 Viện trưởng VKSND cấp huyện tổ chức ký kết Quy chế phối hợp với Chi cục THSDS cùng cấp trong công tác THADS, THAHC.
VKSND tỉnh và Cục THADS tỉnh ký kết quy chế phối hợp trong công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính
- Tích cực đề ra nhiều giải pháp, tạo bước đột phá trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động
Hội nghị chuyên đề về giải quyết án hành chính liên quan đến đất đai
Để thực hiện hiệu quả khâu công tác đột phá, Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Viện đã ban hành Nghị quyết, kế hoạch để triển khai thực hiện và đạt được những kết quả tích cực như: phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh ủy, TAND tỉnh tham mưu Thường trực Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị chuyên đề về giải quyết án hành chính liên quan đến đất đai; Hội nghị trao đổi, bồi dưỡng kỹ năng tham gia tố tụng hành chính góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc chậm giải quyết án hành chính, dân sự trên địa bàn tỉnh. Tổ chức Hội nghị tập huấn rút kinh nghiệm trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, dân sự liên quan đến đất đai qua các vụ án bị huỷ trong 03 năm (2021-2023); xây dựng chuyên đề kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, nhận định đánh giá chứng cứ, áp dụng căn cứ pháp luật và nhận diện vi phạm pháp luật khi kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự liên quan đến đất đai. Chú trọng nâng cao chất lượng chất lượng công tác kháng nghị, kiến nghị, kết quả có 17/17 kháng nghị được VKS cấp trên bảo vệ, Tòa án xét xử chấp nhận kháng nghị 16/17 vụ, đạt 94%, có 50/50 kiến nghị được chấp nhận thực hiện.
Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tham gia tố tụng hành chính và thi hành án hành chính
Trên cơ sở Quy chế phối hợp giữa Viện trưởng VKSND tỉnh với Chủ tịch UBND tỉnh, Viện trưởng VKSND tỉnh đã chỉ đạo 09/09 Viện trưởng VKSND cấp huyện tổ chức ký kết Quy chế phối hợp với Chủ tịch UBND cùng cấp trong phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật; phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Đặc biệt, được sự nhất trí của Thường trực Tỉnh ủy, lãnh đạo VKSND tỉnh đã mời Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp cao tại Đà Nẵng về làm việc cùng với lãnh đạo UBND tỉnh có giải pháp khắc phục những vi phạm, tồn tại trong việc ban hành các quyết định hành chính. VKSND tỉnh đã tích cực tham gia góp ý, thực hiện tốt vai trò cầu nối để ngày 14/3/2024 UBND tỉnh và VKSND cấp cao tại Đà Nẵng ký kết Bản ghi nhớ về việc phối hợp trong việc thực hiện pháp luật tố tụng hành chính; tổ chức Hội nghị chuyên đề “Trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đất đai thông qua công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính trên địa bàn tỉnh Phú Yên”, góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
UBND tỉnh và Viện KSND cấp cao tại Đà Nẵng ký kết bản ghi nhớ phối hợp trong thực hiện pháp luật tố tụng hành chính
Hội nghị chuyên đề “Trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đất đai thông qua công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính trên địa bàn tỉnh Phú Yên”
- Tích cực đề ra nhiều giải pháp thực hiện hiệu quả khâu công tác đột phá về “ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong ngành KSND”
Bám sát công tác đột phá của ngành KSND, VKSND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để thể chế hóa, tạo hành lang pháp lý đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng CNTT ở VKSND hai cấp tỉnh và huyện; sửa đổi, bổ sung Bộ chỉ số đánh giá ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong ngành Kiểm sát Phú Yên; chủ động xây dựng ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa VKSND tỉnh và VNPT Phú Yên về ứng dụng CNTT, chuyển đổi số giai đoạn 2024-2027; chỉ đạo đẩy mạnh việc xây dựng sơ đồ hóa chứng cứ trong giải quyết các vụ án, vụ việc; tổ chức cuộc thi “Báo cáo án bằng sơ đồ tư duy”; xây dựng chuyên mục “Chuyển đổi số - công nghệ thông tin” trên Trang thông tin điện tử VKSND tỉnh; chủ động ứng dụng thêm phần mềm trực tuyến Zoom (bên cạnh hệ thống Vmeet của VKSND tối cao) để phục vụ các Hội nghị trực tuyến; trang bị 100% máy tính bảng, máy tính xách tay cho tất cả các Lãnh đạo Viện, lãnh đạo phòng; trang bị đầy đủ máy tính xách tay cho cán bộ tổng hợp và Kiểm sát viên… Kết quả, VKSND hai cấp đã xây dựng, báo cáo án bằng sơ đồ tư duy đối với 330 vụ án hình sự; 143 vụ dân sự, hành chính; thực hiện số hóa hồ sơ đối với 113 vụ án hình sự, 95 vụ án dân sự, hành chính; đã xét xử 45 vụ án hình sự, 33 vụ án dân sự có số hóa hồ sơ, trình chiếu tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa; phối hợp với Tòa án tổ chức 66 phiên tòa hình sự, 20 phiên tòa dân sự trực tuyến; 100% các cuộc họp, hội nghị của đơn vị đều được tổ chức họp không giấy tờ thông qua ứng dụng mã QR-Code để tích hợp tài liệu (không mật)... góp phần nâng cao chỉ số ứng dụng CNTT của VKSND tỉnh, phục vụ kịp thời, thiết thực nhiệm vụ chính trị của Ngành, địa phương, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
Hình ảnh Cuộc thi “Báo cáo án bằng sơ đồ tư duy” năm 2024
Năm 2025, là năm đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc, cũng là năm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, cùng với đó, ngành KSND kỷ niệm 65 năm trưởng thành và phát triển. VKSND tỉnh Phú Yên tiếp tục thực hiện phương châm “Đoàn kết, trách nhiệm - kỷ cương, liêm chính - bản lĩnh, hiệu quả”, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, vượt qua thử thách, đề ra các giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến thực chất, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành; sắp xếp tinh gọn bộ máy, tiếp tục thực hiện đột phá về chuyển đổi số; phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu công tác của Quốc hội và của Ngành giao.
Để thực hiện đạt chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ trên, VKSND hai cấp tỉnh và huyện tập trung thực hiện tốt một số yêu cầu, nhiệm vụ sau:
1. Triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước về công tác tư pháp, về kiểm soát quyền lực và các chỉ thị chuyên đề của Viện trưởng VKSND tối cao. Thực hiện tốt các quy định, hướng dẫn của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 235-KH/TU ngày 11/7/2024 của Tỉnh uỷ Phú Yên về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; tích cực tham gia góp ý xây dựng các văn kiện trình Đại hội; lựa chọn, giới thiệu nhân sự là người đứng đầu VKSND hai cấp tham gia cấp uỷ nhiệm kỳ 2025 - 2030 bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện; 100% Viện trưởng VKSND hai cấp tỉnh và huyện không phải là người địa phương, không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành có liên quan trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm yêu cầu về “chính trị - pháp luật và nghiệp vụ”, xử lý dứt điểm những vụ việc phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ trở thành “điểm nóng”, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tổ chức thành công đại hội Đảng bộ VKSND tỉnh và các Chi bộ ở VKSND hai cấp tỉnh và huyện.
Hội nghị toàn thể đảng viên quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười BCH Trung ương Đảng khóa XIII
2. Tập trung đổi mới mạnh mẽ công tác tổ chức cán bộ; bảo đảm các nguồn lực thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành.
Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII và Nghị quyết số 181-NQ/BCSĐ ngày 19/11/2024 của Ban cán sự đảng VKSND tối cao bảo đảm “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”. Gắn sắp xếp tinh gọn bộ máy với đổi mới phương pháp, lề lối làm việc; đẩy mạnh công tác điều động, luân chuyển, bố trí sắp xếp cán bộ, nhất là công tác biệt phái nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên VKSND hai cấp đủ phẩm chất, năng lực; đổi mới công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, bảo đảm nguồn cán bộ kế cận; đánh giá đúng, bố trí sử dụng cán bộ có năng lực nổi trội, có sản phầm, cán bộ trẻ, cán bộ nữ có triển vọng phát triển để kiện toàn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng, VKSND cấp huyện đủ phẩm chất năng lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn hiện nay.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ; đề cao trách nhiệm, nêu gương của người đứng đầu; đồng thời bảo đảm điều kiện, môi trường để cán bộ yên tâm thực hiện nhiệm vụ; bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Tiếp tục thực hiện nghiêm Quy tắc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ Kiểm sát. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để làm gương, nghiêm cấm việc bao che hoặc bỏ qua vì thành tích thi đua của cá nhân, đơn vị.
3. Tiếp tục xác định nhiệm vụ chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu.
Thực hành quyền công tố chủ động hơn với tinh thần 4S: “sớm hơn, sát hơn, sâu hơn, sắc hơn”; không để xảy ra oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm; không hình sự hoá các quan hệ kinh tế, dân sự, hành chính và ngược lại. Tăng cường công tác phối hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý nghiêm minh các vụ án, vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh theo dõi, chỉ đạo, Ban Nội chính theo dõi, đôn đốc, nhất là các vụ án, vụ việc có liên quan đến cán bộ, đảng viên để phục vụ công tác nhân sự đại hội đảng bộ các cấp. Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 08/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan tư pháp trong việc giải quyết án tồn, án bị hủy để điều tra, xét xử lại”.
Chọn công tác nâng cao hiệu quả việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế và tăng cường kiểm tra, rà soát, quản lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ theo Thông tư liên tịch số 01 ngày 01/6/2020 của Liên ngành Trung ương quy định phối hợp thực hiện một số điều của BLTTHS về quản lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá. Chú trọng phát hiện, xử lý nghiêm các vụ án, vụ việc gây lãng phí lớn tài sản công, tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm liên quan đến trật tự xã hội, ma tuý và tội phạm công nghệ cao. Chủ động phối hợp với Cơ quan điều tra, Toà án cùng cấp rà soát, thống kê, theo dõi các vụ án tạm đình chỉ; tổng hợp, đánh giá thực trạng hồ sơ án tạm đình chỉ để phát hiện tồn tại, hạn chế, từ đó có giải pháp quản lý cũng như khắc phục, xử lý kịp thời, đúng quy định.
Tăng cường, nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà xét xử vụ án hình sự, bảo đảm việc tranh tụng phải có tính thuyết phục, kiên quyết không để xảy ra việc Viện kiểm sát truy tố nhưng Toà án tuyên không phạm tội.
4. Thực hiện hiệu quả công tác kiểm sát hoạt động tư pháp; đổi mới phương thức kiểm sát nhằm phát hiện kịp thời các vi phạm; nâng cao chất lượng kháng nghị, tăng cường kiến nghị góp phần bảo đảm pháp chế trong hoạt động tư pháp.
4.1. Thực hiện nghiêm Kế hoạch số 91/KH-VKSTC ngày 19/4/2024 của VKSND tối cao về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm đột phá nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự của ngành KSND năm 2024 và các năm tiếp theo; tiếp tục xác định công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động là nhiệm vụ trọng tâm đột phá. Tập trung rà soát, đánh giá quá trình, kết quả thực hiện công tác này trong thời gian qua; chủ động, quyết liệt đề ra các giải pháp, biện pháp, cách làm hay để khắc phục kịp thời những hạn chế, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu của Quốc hội, của Ngành giao. Tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị “Tăng cường sụ lãnh đạo của Đảng trong công tác giải quyết các vụ, việc dân sự, vụ án hành chính”. Xây dựng Quy chế phối hợp giải quyết án dân sự, hành chính với Tòa án cùng cấp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp trong quá trình thụ lý, giải quyết các vụ, việc dân sự; vụ án hành chính. Nâng cao chất lượng công tác kháng nghị, chú trọng kiến nghị vụ việc; trong đó cần tổ chức nghiên cứu kỹ, đánh giá căn cứ để kháng nghị những bản án, quyết định vi phạm nghiêm trọng, rõ ràng, việc kháng nghị có tính thuyết phục cao; đối với những bản án, quyết định của Toà án có vi phạm ít nghiêm trọng cần tổng hợp để kiến nghị, yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục, nhằm nâng cao tỷ lệ kháng nghị được Hội đồng xét xử chấp nhận.
4.2. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, bảo đảm việc giam, giữ và thi hành án hình sự thực hiện đúng quy định của pháp luật; kịp thời phát hiện các vi phạm, xác định rõ nguyên nhân để kiến nghị, kháng nghị xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam và người chấp hành án. Chú trọng kiểm sát về điều kiện, tiêu chuẩn xếp loại chấp hành án phạt tù nhằm bảo đảm việc giảm thời hạn chấp hành án, tha tù trước thời hạn có điều kiện theo đúng quy định; tăng cường kiểm sát việc chấp hành án tại cộng đồng, việc hoãn chấp hành án phạt tù.
4.3. Thực hiện các giải pháp kiểm sát chặt chẽ việc tổ chức thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, đặc biệt là việc thi hành án của những chủ thể phải thi hành là Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp; tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp kiểm sát, phát hiện vi phạm để kiến nghị, yêu cầu khắc phục, chấm dứt vi phạm hoặc xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thi hành án hành chính nhưng chưa kịp thời thi hành án. Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 41-CT/TU ngày 27/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính trên địa bàn tỉnh; phối hợp chặt chẽ với Toà án, Cơ quan Thi hành án dân sự tập trung rà soát, lập danh sách các vụ, việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính tồn đọng, phức tạp, chưa thi hành xong để tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết dứt điểm, đảm bảo việc thi hành án kịp thời, đúng pháp luật.
5. Thực hiện nghiêm công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo đảm an toàn, an ninh trật tự phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; đồng thời, thực hiện hiệu quả các yêu cầu của Quốc hội, của Ngành về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; chú trọng nâng cao chất lượng công tác trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp. Chủ trì xây dựng Quy chế phối hợp với TAND tỉnh trong giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; xây dựng Quy chế phối hợp với UBND tỉnh trong công tác tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh.
6. Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, tiếp tục xác định đây là khâu trọng tâm đột phá; chú trọng triển khai bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Phát huy tối đa nguồn lực hiện có, nâng cao chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin; kịp thời triển khai ứng dụng nền tảng Quản lý án hình sự của ngành KSND.
Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tuyên truyền, góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp của người cán bộ Kiểm sát trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Tổ tuyên truyền VKSND tỉnh Phú Yên; chú trọng tuyên truyền các nội dung mang tính định hướng, gắn với các nhiệm vụ chính trị của Ngành, địa phương; tập trung tuyên truyền đậm nét các sự kiện chào mừng kỷ niệm 65 năm thành lập ngành KSND và đại hội Đảng các cấp, với các hoạt động hưởng ứng như:
Tổ chức cuộc thi “Nét đẹp người cán bộ Kiểm sát Phú Yên”, thời gian thực hiện trong tháng 3/2025. Xây dựng Kỷ yếu ngành Kiểm sát Phú Yên, thời gian hoàn thành 06/2025. Tổ chức hội thao, thời gian thực hiện 7/2025. Tổ chức buổi gặp mặt cán bộ ngành Kiểm sát Phú Yên qua các thời kỳ, thời gian thực hiện 07/2025.
7. Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo hướng thực chất, hiệu quả. Tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến VKSND tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2020 - 2025, thời gian thực hiện 02/2025.
Kịp thời biểu dương các điển hình tiên tiến, nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt; triển khai thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong trong ngành Kiểm sát Phú Yên, tạo khí thế thi đua sôi nổi, tiến tới Đại hội thi đua yêu nước ngành Kiểm sát lần thứ VII…
HỒ NGỌC THẢO