Thứ Bảy, 04/01/2025 14:02 CH

Những mốc lịch sử quan trọng của Đảng bộ tỉnh Phú Yên

Từ ngày thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Phú Yên đã trải qua nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Mỗi mốc lịch sử quan trọng ghi nhận những thắng lợi, thành tựu và những bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng tỉnh nhà dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Ngày 5-10-1930, tại thôn Đồng Bé, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, đồng chí Phan Lưu Thanh tổ chức Hội nghị đảng viên, tuyên bố thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở Phú Yên. Sau đó nhiều chi bộ ở Đồng Xuân, Tuy An, Tuy Hòa được thành lập. Sự ra đời của Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên cũng như ở một số nơi trong tỉnh là sự khởi đầu cho một thời kỳ mới của phong trào cách mạng ở Phú Yên.


Tháng 01 năm 1931, Tỉnh ủy Phú Yên được thành lập, đồng chí Phan Lưu Thanh được cử làm Bí thư Tỉnh ủy. Tháng 02 năm 1931, Tỉnh ủy liên lạc với Phân ban Xứ ủy Trung kỳ đứng chân tại Quy Nhơn, được Phân ban Xứ ủy thừa nhận. Tháng 3 năm 1931, Xứ ủy Trung kỳ điều động đồng chí Phan Lưu Thanh về công tác tại Phân ban và cử đồng chí Trần Toại (Kim Tương) làm Bí thư Tỉnh ủy.


Từ năm 1931 đến 1935, Tỉnh ủy Phú Yên bị thực dân Pháp và tay sai Nam Triều khủng bố trắng. Các đồng chí Phan Lưu Thanh, Trần Toại bị địch bắt giam, kết án tù và và đày tại Nhà tù Buôn Mê Thuột. Tháng 7 năm 1935, đồng chí Phan Lưu Thanh ra tù, cùng một số đảng viên cũ như Huỳnh Liễu, Việt Hồng,… khôi phục lại Chi bộ Đảng ở La Hai. Cuối năm 1935, đồng chí Trần Hào cùng một số đảng viên ở Tuy Hòa lập Ban vận động thành lập Tỉnh ủy do đồng chí Trần Hào làm Trưởng ban.

Tháng 6 năm 1936, tại rừng dương làng Phước Hậu (nay là Phường 9, thành phố Tuy Hòa), các đồng chí đảng viên cộng sản ở Phú Yên tổ chức Đại hội thành lập Tỉnh ủy - có đồng chí Nguyễn Thành Nghi, phái viên của Xứ ủy Trung kỳ tham dự. Đại hội bầu Ban chấp hành gồm 7 đồng chí. Đồng chí Trần Hào được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Tháng 8 năm 1938, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh họp tại Chính Nghĩa (xã An Chấn, huyện Tuy An), đồng chí Trần Hào – Bí thư Tỉnh ủy đề nghị đồng chí Huỳnh Nựu làm Bí thư Tỉnh ủy (do đồng chí Trần Hào bị địch chú ý theo dõi) và được Ban Chấp hành nhất trí. 


Ngày 14-7-1939 (ngày Quốc khánh Pháp), Tỉnh ủy Phú Yên tổ chức cuộc mít tinh lớn tại bến xe ngựa tố cáo chính sách sưu cao thuế nặng và sự đàn áp khủng bố của thực dân Pháp đối với nhân dân. Sau cuộc mít tinh, Tỉnh ủy bị khủng bố trắng. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Huỳnh Nựu cùng nhiều đảng viên khác bị địch bắt giam. Đồng chí Trần Hào cũng bị địch bắt, đến năm 1944 hy sinh ở Nhà lao Quy Nhơn. Tuy vậy, những đảng viên không bị tù vẫn tiếp tục hoạt động và bị thực dân Pháp khủng bố. 


Tháng 5 năm 1945, đồng chí Trương Kiểm và các đồng chí tù chính trị ở Nhà tù Buôn Mê Thuột được phân công về Phú Yên hoạt động. Ngày 12-6-1945, đồng chí Trương Kiểm thành lập Tỉnh ủy lâm thời ở làng Hòa Đa (huyện Tuy An). Tỉnh ủy lâm thời Phú Yên đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám (1945) trên địa bàn tỉnh thắng lợi rực rỡ.


Giữa năm 1946 đến tháng 10 năm 1946, đồng chí Nguyễn Côn được cấp trên cử về làm Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên.


Tháng 10 năm 1946, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất (trong Kháng chiến chống Pháp) được tổ chức tại làng Phước Hậu xã Bình Kiến bàn bạc những vấn đề quan trọng của công cuộc kháng chiến kiến quốc tại Phú Yên. Đồng chí Lê Vụ được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Tháng 02 năm 1948, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 2 (trong Kháng chiến chống Pháp) họp tại Phú Phong (xã An Chấn, huyện Tuy An). Đại hội thảo luận những vấn đề cấp bách nhằm bảo vệ, xây dựng vùng tự do, đẩy mạnh tiến công địch trong vùng tạm chiếm. Đồng chí Lê Vụ được bầu tiếp tục làm Bí thư Tỉnh ủy.

Tháng 3 năm 1949, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 3 (trong Kháng chiến chống Pháp) tổ chức tại làng Hà Bằng (xã Xuân Sơn, huyện Đồng Xuân). Đại hội nêu quyết tâm động viên cán bộ chiến sĩ và nhân dân ra sức bảo vệ vùng tự do, tích cực phục vụ tiền tuyến. Đại hội bầu đồng chí Lê Vụ làm Bí thư và sau đó vài tháng đồng chí Lê Trọng Khoan được cử làm Bí thư Tỉnh ủy.

Ngày 27- 4-1950, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 4 (trong Kháng chiến chống Pháp) được tổ chức tại thôn Trung Lương (xã An Nghiệp, huyện Tuy An). Đại hội đề ra nhiệm vụ: Toàn Đảng bộ gấp rút hoàn thành chuẩn bị phản công và chuyển mạnh sang tổng phản công. Đại hội bầu đồng chí Lê Trọng Khoan làm Bí thư Tỉnh ủy. Từ tháng 6 năm 1951 đến tháng 12 năm 1951, đồng chí Nguyễn Chấn được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Từ tháng 12 năm 1951 đến tháng 3 năm 1952, đồng chí Lê Thứ được cử làm Bí thư Tỉnh ủy.

Tháng 3 năm 1952, Đảng bộ tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5 (trong Kháng chiến chống Pháp) tại thôn Cẩm Tú (xã Hòa Kiến). Đại hội nghiêm khắc tự phê bình những thiếu sót trong công tác lãnh đạo và quyết tâm thực hiện chủ trương tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng. Đồng chí Lê Thứ được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Tháng 6 năm 1953 đến tháng 11 năm 1954, đồng chí Lê Vụ được cử làm Bí thư Tỉnh ủy.

Cuối tháng 11 năm 1954, Khu ủy 5 chỉ định đồng chí Lê Đài làm Bí thư Tỉnh ủy (thay đồng chí Lê Vụ chuyển về Khu 5 công tác) lãnh đạo nhân dân đấu tranh với địch việc thực hiện hiệp định Giơ-ne-vơ. Tháng 5 năm 1956, đồng chí Lê Đài bị địch bắt giam và hy sinh trong tù. Khu ủy 5 chỉ định đồng chí Nguyễn Hồng Châu làm Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên.

Tháng 9 năm 1960, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất (trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước) được tổ chức tại buôn Ma Hàm (Thồ Lồ). Đại hội quán triệt Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, đề ra chủ trương đẩy mạnh phong trào đồng khởi ở đồng bằng, giải phóng toàn miền Tây, xây dựng căn cứ địa ở vùng giáp ranh đồng bằng và miền núi, rút thanh niên xây dựng các đơn vị vũ trang. Ra sức xây dựng Chi, Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; hình thành các tổ chức quần chúng và các ngành chuyên môn để phục vụ cho công cuộc kháng chiến. Đồng chí Mai Dương được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Năm 1961, đồng chí Trần Suyền được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy thay đồng chí Mai Dương được cấp trên điều động về làm Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa. Đầu năm 1963, đồng chí Trần Suyền được Khu ủy 5 điều động về Liên Tỉnh ủy 3, đồng chí Lương Công Huề được chỉ định làm Quyền Bí thư Tỉnh ủy.

Từ ngày 08 đến 14- 01-1965, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ hai (trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước) được tổ chức tại Xóm Bầu (xã Sơn Long, huyện Sơn Hòa) tổng kết 10 năm đấu tranh chống Mỹ và tay sai ngụy quyền. Đại hội nêu quyết tâm bám đất, bám dân, liên tục tiến công địch giữ vững vùng giải phóng, phát động quần chúng khởi nghĩa, đánh bại chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ. Đồng chí Trần Suyền được Khu ủy 5 chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy – trong lúc đồng chí Trần Suyền còn ở Liên tỉnh 3 chưa về kịp, Khu ủy quyết định đồng chí Lương Công Huề làm Bí thư Tỉnh ủy. Tháng 10 năm 1965, đồng chí Nguyễn Phụng Minh được Khu ủy 5 điều động về Phú Yên làm Bí thư Tỉnh ủy. Ngày 17- 6-1966, Khu ủy 5 điều động đồng chí Nguyễn Phụng Minh về khu ủy và chỉ định đồng chí Trần Suyền làm Bí thư Tỉnh ủy.

Từ ngày 05 đến 11-12-1968, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 3 (trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước) được tổ chức tại khu rừng Mò O (xã Phước Tân, huyện Sơn Hòa). Đại hội rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc chỉ đạo những công tác lớn như xây dựng Đảng, xây dựng lập trường tiến công địch, chỉ đạo công tác bám dân, phối hợp ba mũi giáp công, tăng cường đoàn kết nội bộ và công tác tư tưởng để củng cố phong trào, giữ vững thế tiến công. Đồng chí Trần Suyền được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Từ ngày 29 - 9 đến 04-10-1971, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ 4 (trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước) được tổ chức tại khu rừng Bốn Chống (xã Phước Tân, huyên Sơn Hòa). Đại hội đề ra những giải pháp mang tính đột phá nhằm làm thay đổi so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch trên địa bàn, giữ vững vùng căn cứ, mở rộng vùng giải phóng, phát triển phong trào ở đô thị. Đồng chí Trần Suyền được bầu tiếp tục làm Bí thư Tỉnh ủy.

Từ ngày 20 đến 27- 9 - 1973, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ 5 (trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước) được tổ chức tại Hội trường Mùa Xuân (xã Sơn Long, huyện Sơn Hòa). Đại hội đề ra nhiệm vụ trung tâm của Đảng bộ là: Ra sức đánh bại các cuộc càn quét lấn chiếm, các cuộc bình định của địch, giành quyền chủ động, thu hồi lại vùng ta, mở rộng quyền làm chủ, phát triển thực lực của ta, nhất là ở cơ sở, bảo đảm thắng lợi công tác giành dân, giữ dân. Đồng chí Nguyễn Duy Luân (Chín Cao) được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Ngày 01-4-1975, tỉnh Phú Yên được hoàn toàn giải phóng. Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 1 và 3 tiến hành phân tích đánh giá tình hình trong tỉnh sau ngày giải phóng và quyết định 6 công tác lớn nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới.

Ngày 03-11-1975, Trung ương quyết định nhập hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa thành tỉnh Phú Khánh. Đồng chí Nguyễn Xuân Hữu, Ủy viên Thường vụ Khu ủy Khu 5 được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Phú Khánh. Nghị quyết của Tỉnh ủy tháng 11 năm 1975 đặt vấn đề phát triển sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng bộ.

Từ ngày 11 đến 17-11-1976, Đại hội đại biểu Đảng bộ Phú Khánh (lần thứ nhất) được tổ chức tại Nha Trang nghiên cứu dự thảo Báo cáo về Điều lệ Đảng (sửa đổi) và bầu đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Khánh tiếp tục được tổ chức từ ngày 21 đến 26-3-1977 thông qua phương hướng nhiệm vụ chung và các mục tiêu lớn của kế hoạch 5 năm 1976-1980 tỉnh Phú Khánh. Đồng chí Nguyễn Xuân Hữu, Ủy viên Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Từ ngày 12 đến 19-10-1979, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Khánh (lần thứ 2) được tiến hành tại thành phố Nha Trang. Đại hội đề ra những giải pháp đẩy mạnh sản xuất, ổn định và bảo đảm đời sống nhân dân, khắc phục những mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế và xã hội, ra sức củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững trật tự an ninh, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí Nguyễn Xuân Hữu, Ủy viên BCH Trung ương Đảng được bầu tiếp tục làm Bí thư Tỉnh ủy.

Từ ngày 08 đến 16-01-1982, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Khánh lần thứ 3 (vòng 1) tổ chức tại thành phố Nha Trang. Đại hội thảo luận đóng góp vào các Văn kiện trình ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc. Từ ngày 31-01 đến 3-02-1982, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Khánh lần thứ 3 (vòng 2) xác định phương hướng, nhiệm vụ chung trong thời gian tiếp theo là: Đẩy mạnh đồng thời 3 cuộc cách mạng, kết hợp chặt chẽ cải tạo với xây dựng, xây dựng với cải tạo để hoàn thành tốt cải tạo XHCN, xây dựng quan hệ sản xuất XHCN và lực lượng sản xuất mới ngày càng lớn mạnh, ra sức xây dựng huyện, tăng cường xây dựng thành phố, thị xã, vùng ven biển và miền núi bảo đảm thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược, 4 mục tiêu kinh tế xã hội và hoàn thành tốt nghĩa vụ quốc tế. Đồng chí Nguyễn Xuân Hữu, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, được bầu tiếp tục giữ chức Bí thư Tỉnh ủy.

Từ ngày 20 đến 26-10-1986, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Khánh lần thứ 4 (nhiệm kỳ 1986-1990) tổ chức tại thành phố Nha Trang. Đại hội xác định mục tiêu tổng quát của những năm tới là: Trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất theo cơ cấu kinh tế, ổn định tình hình kinh tế xã hội, ổn định và cải thiện một bước đời sống nhân dân, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, tiếp tục cải tạo XHCN và củng cố quan hệ sản xuất XHCN, thực hiện cơ chế quản lý mới, tiếp tục củng cố an ninh quốc phòng và làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Đồng chí Nguyễn Duy Luân được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12 năm 1986), đồng chí Nguyễn Duy Luân được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Ngày 04- 3- 1989, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa. Ban Bí thư chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Yên (chính thức làm việc tại Phú Yên từ 1-7-1989) do đồng chí Nguyễn Duy Luân, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng làm Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên.

Từ ngày 02 đến 05- 01-1992, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên khóa XI, nhiệm kỳ 1991-1995 tổ chức tại thị xã Tuy Hòa (Nhà Văn hóa Trung tâm tỉnh). Đại hội đề ra chiến lược phát triển của tỉnh đến năm 2000, đồng thời đề ra nhiều giải pháp để thúc đấy toàn diện công cuôc đổi mới trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Duy Luân, Ủy viên BCH Trung ương Đảng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Từ ngày 07 đến 10- 5-1996, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên khóa XII, nhiệm kỳ 1996- 2000 tổ chức tại thị xã Tuy Hòa. Đại hội đề ra các giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu cách mạng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng chí Lương Công Đoan, Ủy viên BCH Trung ương Đảng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Cuối năm 1998, đồng chí Lương Công Đoan bị bệnh nặng qua đời, đồng chí Nguyễn Văn Trúc được chỉ định làm Quyền Bí thư Tỉnh ủy. Tháng 10 năm 1999, Trung ương điều động đồng chí Thái Phụng Nê, Ủy viên BCH Trung ương Đảng về làm Bí thư Tỉnh ủy.

Từ ngày 28 đến 31 -12-2000, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên khóa XIII, nhiệm kỳ 2001- 2005 tổ chức tại thị xã Tuy Hòa. Đại hội đề ra các giải pháp đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thành Quang được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy. Ngày 20-02-2006, đồng chí Đào Tấn Lộc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh được Bộ Chính trị Trung ương Đảng chỉ định làm Quyền Bí thư Tỉnh ủy (thay đồng chí Nguyễn Thành Quang được Trung ương điều động làm nhiệm vụ khác).

Từ ngày 07 đến 10-3-2006, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên khóa XIV, nhiệm kỳ 2006- 2010 tổ chức tại thị xã Tuy Hòa. Tiêu đề của Đại hội là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đưa tỉnh Phú Yên cơ bản thoát khỏi tỉnh nghèo”. Đồng chí Đào Tấn Lộc được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (18 đến 25-4-2006), đồng chí Đào Tấn Lộc bầu làm Ủy viên BCH Trung ương Đảng.

Từ ngày 15 đến 17-9-2010, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên khóa XV, nhiệm kỳ 2010- 2015 tổ chức tại thị xã Tuy Hòa. Đại hội xác định mục tiêu, phương hướng tổng quát của nhiệm kỳ 2010-2015 là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN, đưa Phú Yên phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đạt mức bình quân chung cả nước, tạo đà đến năm 2020, Phú Yên cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp”. Đồng chí Đào Tấn Lộc, Ủy viên BCH Trung ương Đảng tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015./.

ẢNH CÁC ĐỒNG CHÍ BÍ THƯ TỈNH ỦY PHÚ YÊN

(TƯ KHI THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẾN 2015)


Tài liệu tham khảo:
- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Phú Yên: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Yên (1930-1945), 1999.
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Yên: Phú Yên kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), 1994.
- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Phú Yên: Lịch sử Phú Yên kháng chiến chống Mỹ cứu nước(1954-1975), 1996.
- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Phú Yên: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Yên (1975-2000), 2007.
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa: Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Khánh Hòa (1975-2005), 2007.
- Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên các nhiệm kỳ từ XI đến XV.
- Phuyen Online.

Nguồn: Phú Yên Đất nước và Con người

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 30/12/2024:

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

07h45:

- Họp giao ban Lãnh đạo Viện.

- Họp Lãnh đạo Viện nghe Văn phòng báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị triển khai công tác kiểm sát năm 2025; nghe BCH Công đoàn báo cáo công tác tổ chức Hội nghị cán bộ công chức năm 2025.

09h30:

- Đ/c Thanh - PVT và Phòng 1 họp liên ngành tại CQANĐT Công an tỉnh.

14h00:

- Đ/c Thanh - PVT và Phòng 1 họp liên ngành tại CQCSĐT Công an tỉnh.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

18h30:

- Đ/c Thảo - PVT dự sinh hoạt chi bộ tại Hoà Kiến, TP Tuy Hòa.

 

Thứ 3, 31/12/2024: 

07h30:

- Đ/c Viện trưởng làm việc với toàn thể công chức, người lao động cơ quan (tại phòng đọc báo).

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 7 báo cáo án.

14h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Hội nghị tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng năm 2024 tại Tỉnh ủy

15h00:

- Tổng vệ sinh cơ quan (từ 15h00 dọn trong phòng làm việc, hành lang; từ 16h00 tập trung dọn phòng đọc báo, khuôn viên cơ quan).

16h00:

- Đ/c Thảo - PVT và Trưởng phòng 15 dự Lễ công bố và trao quyết định điều động cán bộ lãnh đạo quản lý tại VKSND TP Tuy Hòa.

 

Thứ 4, 01/01/2025: 

08h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Lễ chào cờ đầu năm mới 2025 tại Mũi Đại Lãnh, thị xã Đông Hòa. 

17h30:

- Đ/c Viện trưởng tham dự các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập thành phố Tuy Hòa tại Trung tâm Hội nghị PYTOPIA.

Nghỉ tết Dương lịch 2025

Phân công trực nghiệp vụ, trực cơ quan

 

Thứ 5, 02/01/2025:  

08h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác kiểm sát năm 2025 tại VKSND tỉnh Bình Định. 

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án. 

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 8 báo cáo công tác.

14h00:

- Đ/c Thảo - PVT dự Hội nghị tổng kết công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2024 tại Tỉnh ủy.

 

Thứ 6, 03/01/2025:

08h00:

- Hội nghị triển khai công tác kiểm sát năm 2025 (tại hội trường, thành phần: Lãnh đạo Viện; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm tra viên chính VKSND tỉnh; Viện trưởng VKSND cấp huyện).

14h00: 

- Hội nghị cán bộ, công chức năm 2025 (tại hội trường, thành phần: Lãnh đạo Viện và toàn thể công chức, người lao động). 

 

Thứ 7, 04/01/2025:

Phân công trực cơ quan

 

Chủ nhật, 05/01/2025:

Phân công trực cơ quan