Thứ Sáu, 10/01/2025 19:47 CH

Tìm hiểu 5 đức tính người cán bộ Kiểm sát: “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”

Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta là vị lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Tư tưởng, đạo đức, nhân cách của Người đã chinh phục cả thế giới và là tấm gương sáng cho các thế hệ người Việt Nam noi theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà đạo đức chân chính bởi suốt đời Người không ngừng tự hoàn thiện mình theo lý tưởng chân, thiện, mỹ; gương mẫu thực hiện cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; nếp sống giản dị, khiêm tốn, thanh cao; có lòng nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu và là biểu tượng mẫu mực của giáo dục đạo đức và thực hành đạo đức. Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa đức và tài, là sự hòa nhập giữa trí tuệ và kiến thức, phẩm chất và năng lực, là nỗ lực cống hiến quên mình cho lý tưởng cao cả vì con người. Kế thừa và chắt lọc tinh hoa đạo đức của Nho giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng phẩm chất đạo đức cách mạng mới cho cán bộ, đảng viên gồm ngũ đức: “Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”. Người khẳng định: “Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”. Bên cạnh những yêu cầu chung về đạo đức cách mạng, Bác Hồ còn có những lời dạy rất cụ thể, sâu sắc đối với từng ngành, từng lĩnh vực.


Với ngành Kiểm sát, năm 1960, khi nghe Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo và cho ý kiến về dự thảo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đầu tiên, Bác Hồ căn dặn các đồng chí Lãnh đạo của Ngành lúc đó cần chú trọng thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật, làm cho pháp luật được chấp hành môt cách nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế dân chủ nhân dân được giữ vững; vì đây là trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho Viện kiểm sát nhân dân. Theo Bác Hồ: Là cơ quan đi kiểm tra và giám sát việc chấp hành pháp luật của người khác, ngành Kiểm sát nhân dân hơn ai hết phải là những người gương mẫu chấp hành pháp luật; cũng vì vậy, cán bộ Kiểm sát phải: “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.


Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, 54 năm qua, các thế hệ cán bộ, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đề cao tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, không ngừng học tập, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành, dũng cảm đấu tranh bảo vệ công lý và pháp luật xã hội chủ nghĩa, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Có thể nói “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” là những đức tính rất quan trọng và cần thiết, là cụ thể hóa về phẩm chất đạo đức cách mạng và tác phong của người cán bộ kiểm sát theo tư tưởng chỉ đạo của Bác Hồ, là yếu tố không thể thiếu trong ngũ đức của cán bộ, đảng viên nói chung và đặc biệt quan trọng đối với người cán bộ ngnh Kiểm sát nhân dân nói riêng.


Để tìm hiểu rõ về nội dung những điều mà Bác Hồ dạy, trước hết chúng ta cần tìm hiểu xuất phát từ đâu, từ những căn cứ nào mà Bác Hồ yêu cầu chúng ta phải phấn đấu rèn luyện để có đủ 5 đức tính: “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Theo suy nghĩ của tôi thì có lẽ lời dạy của Bác xuất phát từ những căn cứ sau:


Trước hết là xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và tính chất quan trọng của công tác kiểm sát; vì đây là công tác chính trị đồng thời là công tác nghiệp vụ khoa học pháp lý, là một trong những nhiệm vụ thực hành quyền lực của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân, vì dân, đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh trong cả nước. Làm tốt công tác kiểm sát có quan hệ đến quyền lực và lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nó có quan hệ trực tiếp đến sinh mệnh của con người.


Thứ hai đó là phạm vi, đối tượng công tác kiểm sát lúc bấy giờ, theo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 rất rộng, bao gồm sự tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước thuộc Chính phủ, các cơ quan thuộc chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế-xã hội, các nhân viên nhà nước và công dân đòi hỏi khi kết luận một hành vi vi phạm pháp luật hay một tội phạm nào đó phải đảm bảo tính chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, không làm oan người vô tội.


Về nội dung của 5 đức tính:


Trước hết Bác đòi hỏi cán bộ kiểm sát phải công minh, nghĩa là phải luôn công bằng và sáng suốt trong công việc. Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các họat động tư pháp phải luôn theo đúng lẽ phải, không thiên vị, nhận thức rõ ràng và giải quyết các vấn đề một cách đúng đắn, không sai lầm. Cái tâm của người cán bộ Kiểm sát có trong sáng thì xem xét và quyết định mọi việc mới công bằng. Được Đảng, Nhà nước giao trách nhiệm giữ gìn trật tự kỷ cương xã hội, bảo vệ công lý, người cán bộ Kiểm sát phải công tâm khi thực hiện nhiệm vụ, không thể vì tiền tài, vật chất, vì lợi ích riêng tư mà làm trái pháp luật, trái với lẽ công bằng.


Theo Bác, người cán bộ Kiểm sát không chỉ công minh mà còn phải chính trực trong công việc. Chính trực là ngay thẳng, cương trực, có ý chí, đã quyết nói và làm rồi thì không bao giờ hối tiếc. Phẩm chất chính trực đòi hỏi người cán bộ Kiểm sát trong công việc của mình phải có bản lĩnh, ngay thăng, chân thành, theo đúng lẽ phải, không thiên vị, không mờ ám, luôn coi trọng công việc. Được giao nhiệm vụ thì quyết tâm thực hiện, “Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh”.


Đức tính “công minh, chính trực” là hai nội dung Bác đặt lên hàng đầu, thường gắn liền với nhau thể hiện phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng và lương tâm trách nhiệm của người cán bộ Kiểm sát, trong thực hành quyền công tố và kiểm sát các họat động tư pháp phải luôn nắm vững các căn cứ pháp luật và các chính sách của Đảng để vận dụng pháp luật kết hợp với chính sách trong từng trường hợp cụ thể. Mọi hành vi pháp lý của cán bộ, kiểm sát viên phải xuất phát từ qui định của pháp luật, trong khuôn khổ pháp luật, bảo đảm việc xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan, sai, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, đồng thời phải chống chủ nghĩa cá nhân, không thiên vị nể nang đối với những người thân thích, quen biết; không vì lợi ích cá nhân mà né tránh, không dám thẳng thắn đấu tranh bảo vệ công lý, cũng không vì thù oán cá nhân mà xử lý sai đối với người mà mà mình không có thiện cảm hoặc người dám đấu tranh, phê bình những biểu hiện sái trái của mình. Người cán bộ Kiểm sát công minh, chính trực phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có thái độ quyết đoán khi giải quyết công việc, không chần chừ, do dự, hữu khuynh, né tránh, dám chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát các họat động tư pháp, người cán bộ Kiểm sát phải độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.


Để đảm bảo sự công minh, chính trực, Bác Hồ yêu cầu người cán bộ Kiểm sát phải có tác phong và phương pháp làm việc khách quan, thận trọng và khiêm tốn.


Tính khách quan của người cán bộ Kiểm sát biểu hiện ở chỗ khi giải quyết công việc phải luôn xuất phát từ thực tế, không suy diễn, không xuyên tạc bóp méo sự thật, không nhận định đánh giá sự việc một cách chủ quan, phiến diện một chiều; Phải đi sâu tìm hiểu phân tích, đánh giá một cách toàn diện, làm rõ bản chất của sự việc, dựa vào những cơ sở khoa học, cơ sở thực tế để đưa ra quyết định giải quyết sự việc một cách phù hợp, chính xác. Tính khách quan là phương pháp tư duy biện chứng của chủ nghĩa Mác, biết đi sâu phân tích cụ thể từng vấn đề cụ thể, đi sâu vào bản chất mới có đủ cơ sở khoa học giúp chúng ta kết luận vấn đề một cách khách quan, toàn diện, chính xác.


Tính thận trọng là khi xem xét một sự việc, một con người phải nhìn toàn diện, không tùy tiện, không vội vàng, hời hợt, giản đơn mà phải suy tính cân nhắc thật cẩn thận, kỹ lưỡng để tránh sai sót khi đưa ra quyết định và phải phân tích theo quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm thực tiễn và toàn diện. Tính thận trọng cũng chính là biểu hiện của tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật của người cán bộ Kiểm sát. Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các họat động tư pháp, người cán bộ Kiểm sát phải đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá mọi tình tiết, điều kiện, hòan cảnh của sự việc thực tế xảy ra, đối chiếu với qui định của pháp luật, từ đó xác định đầy đủ cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, giúp cho việc giải quyết sự việc đúng pháp luật, nghiêm minh và kịp thời. Tính thận trọng đòi hỏi người cán bộ Kiểm sát phải kiên quyết chống lại căn bệnh qua loa, đại khái, xem xét sự việc một cách hời hợt, tắc trách. Tuy nhiên thận trọng nhưng không được chần chừ, do dự; phải kiên quyết nhưng không chủ quan, nóng vội đi đến giải quyết sự việc một cách thiếu chính xác.


Bác hồ còn yêu cầu người cán bộ Kiểm sát phải có tác phong khiêm tốn. Tính khiêm tốn là thể hiện đúng mức, không tự cao, tự đại, quan liêu, cửa quyền, hống hách. Sự khiêm tốn của người cán bộ Kiểm sát có nghĩa là luôn ý thức và thái độ đúng mức trong việc nhìn nhận, đánh giá bản thân, không tự lấy làm thỏa mãn những gì mình đã đạt được mà không tự phấn đấu, học tập để tiếp tục vươn lên; không tự đánh giá mình quá cao và tỏ ra coi thường người khác và ngược lại, khiêm tốn nhưng không rụt rè, nhút nhát, tự ti; là cán bộ Kiểm sát phải khiêm tốn mới được nhân dân gần gũi, tin tưởng, mới cho ta những điều cần biết, mới nhiệt tình giúp ta sửa chữa khuyết điểm, đồng thời phối hợp tốt với các ngành, đặc biêt là các cơ quan tư pháp để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ.


Những đức tính của người cán bộ Kiểm sát mà Bác Hồ dạy chung ta có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một thể thống nhất, đó chính là “đạo đức cách mạng” của người cán bộ Kiểm sát. Thực hiện đng lời dạy của Bác Hồ, người cán bộ Kiểm sát sẽ rèn luyện được phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tác phong, phương pháp làm việc khoa học, đúng đắn, phát huy được năng lực chuyên môn để hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ của mình trên các lĩnh vực công tác mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.


54 năm qua, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát thường xuyên của Quốc hội, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức từ trung ương đến địa phương, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, các thế hệ cán bộ, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành, tận tụy cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và trật tự pháp luật, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo các quyền dân chủ của công dân. Với những kết quả đã đạt được, ngành Kiểm sát nhân dân đã góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội, vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam, thống nhất nước nhà cũng như vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới của Đảng, Nhà nước ta.


Kỷ niệm 54 năm thành lập ngành Kiểm sát nhân dân trong lúc toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) của Đảng “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, càng tự hào với truyền thống vẻ vang của Ngành trong suốt 54 năm qua, Chúng ta càng phải ra sức phấn đấu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thấm nhuần và thực hiện nghiêm túc lời dạy của Bác Hồ đối với cán bộ Kiểm sát “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Cán bộ, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân phải nêu cao tinh thần “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” trong công tác và trong cuộc sống, nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật, nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng; thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”.


Lời dạy của Bác Hồ đối với cán bộ kiểm sát cách đây 54 năm thật ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu nhưng vô cùng sâu sắc và cao quí, đã in đậm trong tâm trí của cn bộ ngnh Kiểm st nhn dn. Chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển để lời dạy của Bác Hồ trở thành nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh đối với ngành Kiểm sát, để cán bộ ngnh kiểm sát nhn dn không ngừng học tập, phấn đấu và làm theo.


Huỳnh Ngọc Thanh

Viện trưởng VKSND huyện Tuy An

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 06/01/2025:

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Đ/c Viện trưởng dự Hội nghị tổng kết công tác công an năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025 tại Công an tỉnh.

14h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tại UBND tỉnh.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

 

Thứ 3, 07/01/2025: 

08h00:

- Họp Lãnh đạo Viện xét công nhận hết thời gian tập sự.

- Họp UBKS xét hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Kiểm sát viên sơ cấp.

- Họp Hội đồng lương xét đề nghị nâng bậc lương thường xuyên, thâm niên vượt khung kỳ 1 năm 2025 và nâng lương trước thời hạn năm 2025.

14h00:

- Đ/c Viện trưởng và lãnh đạo các Phòng 8, 9, 15, Văn phòng dự Hội nghị triển khai công tác kiểm sát năm 2025 tại VKSND huyện Phú Hòa.

15h00:

- Tổng vệ sinh cơ quan (từ 15h00 dọn trong phòng làm việc, hành lang; từ 16h00 tập trung dọn phòng đọc báo, khuôn viên cơ quan).

 

Thứ 4, 08/01/2025: 

08h00:

- Đoàn kiểm tra Công đoàn viên chức tỉnh kiểm tra, thẩm định và xét công nhận cơ quan đạt chuẩn văn hóa giai đoạn 2023-2024 tại VKSND tỉnh. 

14h00:

- Đ/c Viện trưởng và lãnh đạo các Phòng 8, 9, 15, Văn phòng dự Hội nghị triển khai công tác kiểm sát năm 2025 tại VKSND huyện Tây Hòa.

- Đ/c Thanh - PVT và lãnh đạo các Phòng 1, 9, Văn phòng dự Hội nghị triển khai công tác kiểm sát năm 2025 tại VKSND TP Tuy Hòa.

- Đ/c Liên - PVT và lãnh đạo các Phòng 7, 9, Văn phòng dự Hội nghị triển khai công tác kiểm sát năm 2025 tại VKSND huyện Sơn Hòa. 

 

Thứ 5, 09/01/2025:  

08h00:

- Họp Đảng ủy.

14h00:

- Đ/c Viện trưởng và lãnh đạo các Phòng 8, 9, 15, Văn phòng dự Hội nghị triển khai công tác kiểm sát năm 2025 tại VKSND thị xã Đông Hòa.

- Đ/c Thanh - PVT và Phòng 1 họp liên ngành tư pháp Trung ương tại Hà Nội.

- Đ/c Thảo - PVT và lãnh đạo các Phòng 7, 9, Văn phòng dự Hội nghị triển khai công tác kiểm sát năm 2025 tại VKSND thị xã Sông Cầu.

 

Thứ 6, 10/01/2025:

08h00:

- Đ/c Liên - PVT dự Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ Biên phòng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 tại Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

14h00: 

- Đ/c Thảo - PVT và lãnh đạo các Phòng 8, 9, Văn phòng dự Hội nghị triển khai công tác kiểm sát năm 2025 tại VKSND huyện Tuy An. 

 

Thứ 7, 11/01/2025:

Phân công trực cơ quan

 

Chủ nhật, 12/01/2025:

Phân công trực cơ quan