Luật tổ chức VKSND năm 2002 và Luật tổ chức VKSND năm 2014 đều quy định về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự. Theo đó, trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm thực hành quyền công tố, bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội; kiểm sát việc xét xử các vụ án hình sự, nhằm bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời.
Tuy nhiên, trong khi Luật tổ chức VKSND năm 2002 dành hẳn 04 Điều để quy định về công tác này (Điều 16, 17, 18,19), thì Luật tổ chức VKSND năm 2014 chỉ có 02 Điều (Điều 18, 19). Thế nhưng, qua nghiên cứu thì thấy rằng, tuy chỉ có 02 Điều quy định về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự nhưng Luật tổ chức VKSND năm 2014 lại đầy đủ và cụ thể hơn; đồng thời có bổ sung những quyền hạn của VKSND đã được quy định tại BLTTHS năm 2003 nhưng Luật tổ chức VKSND năm 2002 chưa quy định. Như tại khoản 1 Điều 17 Luật tổ chức VKSND năm 2002 quy định: Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn “ Đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát nhân dân liên quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên tòa”; thì khoản 1 Điều 18 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định “ Công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa”. Hoặc tại Điều 18 Luật tổ chức VKSND năm 2014 bổ sung, quy định rõ hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND như việc xét hỏi; quyền yêu cầu; việc kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng…
Cụ thể, theo Điều 18, 19 Luật tổ chức VKSND năm 2014:
Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự
Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự
Một điểm mới về cơ cấu, tổ chức của VKSND theo Luật Luật tổ chức VKSND năm 2014 có liên quan đến công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự. Theo đó, trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự ( và cả công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật), đó là: Theo quy định tại Điều 40 Luật tổ chức VKSND năm 2014 thì Hệ thống VKSND bao gồm VKSND tối cao, VKSND cấpcao; VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương…Như vậy, VKSND có 04 cấp, thêm một cấp mới là VKSND cấpcao. Theo Nghị quyết số 82/2014/QH13 ngày 24/11/2014 của Quốc hội về việc thi hành Luật tổ chức VKSND, kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2015: VKSND tối cao chuyển giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm cho VKSND cấp cao. VKSND cấp tỉnh chuyển giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm cho VKSND cấp cao… Viện trưởng VKSND cấp cao kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi lãnh thổ thuộc thẩm quyền.
Như vậy, kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2015, VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. Và như vậy, Ủy ban thẩm phán TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
GIANG HÀ