Chủ Nhật, 29/12/2024 18:46 CH

Một số giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 08/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong Ngành kiểm sát Phú Yên

Hồ Ngọc Thảo
Phó Viện trưởng VKSND tỉnh


Thực hiện các Nghị quyết của Ban cán sự đảng VKSND tối cao, Chương trình của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh Phú Yên về công tác cải cách tư pháp hàng năm, thời gian qua Ban cán sự đảng VKSND tỉnh Phú Yên trong khi xây dựng kế hoạch về công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện ở VKSND hai cấp tỉnh và huyện đã đặc biệt chú trọng đến việc đề ra những giải pháp đột phá nhằm giải quyết án tồn, án bị hủy để điều tra, xét xử lại.


Năm 2017-2018, Ban cán sự đảng VKSND tỉnh Phú Yên đã có văn bản đề nghị Đảng ủy Công an tỉnh, Ban cán sự đảng TAND tỉnhlãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát, có biện pháp giải quyết các vụ án tồn, án bị hủy để điều tra, xét xử lại bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. VKSND tỉnh đã chủ trì cùng Lãnh đạo liên ngành Công an, Tòa án tỉnh tổ chức Hội thảo “Thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế án sơ thẩm bị hủy án để điều tra, xét xử lại”, với sự tham gia của Lãnh đạo, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Thẩm phán hai cấp tỉnh và huyện và lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy…


Năm 2019, để giải quyết cơ bản các vụ án tồn, án bị hủy để điều tra, xét xử lại của những năm trước; bảo đảm việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; Ban cán sự đảng VKSND tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo VKSND hai cấp tỉnh và huyện thực hiện công tác đột phá “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự; tập trung giải quyết các vụ án tồn, án bị hủy để điều tra, xét xử lại”.


Thực hiện kế hoạch này, ngày 13/3/2019, tại cuộc họp Lãnh đạo liên ngành Công an, Viện kiểm sát, Tòa án tỉnh, có sự tham dự của Ban Nội chính Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng VKSND tỉnh Phú Yên đã đề nghị, được cuộc họp thống nhất: Ban cán sự đảng VKSND tỉnh phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh ủy tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan tư pháp trong việc giải quyết án tồn, án bị hủy để điều tra, xét xử lại” và giao Ban cán sự đảng VKSND tỉnh xây dựng dự thảo Chỉ thị.


Sau đó, Ban cán sự đảng VKSND tỉnh đã xây dựng Dự thảo Chỉ thị, được Ban Nội chính Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy Phú Yên thẩm định, thống nhất.


Ngày 08/5/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên đã ban hành Chỉ thị số 33-CT/TU “ Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan tư pháp trong việc giải quyết án tồn, án bị hủy để điều tra, xét xử lại”.


Quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị 33-CT/TU ngày 08/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủyPhú Yên về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan tư pháp trong việc giải quyết án tồn, án bị hủy để điều tra, xét xử lại”, Ban cán sự đảng VKSND tỉnh đã xây dựng Kế hoạch số 90-KH/BCS tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 33-CT/TU ở cả hai cấp VKSND hai cấp tỉnh và huyện.


Với những giải pháp tích cực, quyết liệt, qua 01 năm tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 33-CT/TU, liên ngành tư pháp Phú Yên nói chung, VKSND tỉnh Phú Yên nói riêng đã đạt được những kết quả tích cực. Tổng số vụ án tồn, án bị hủy 42 vụ 123 bị can/bị cáo; đã giải quyết 35 vụ 94 bị can/bị cáo, đạt 83,33%; còn chưa giải quyết 07 vụ 29 bị can/bị cáo (chiếm 16,67%), trong đó có 05 vụ mới bị hủy trong năm 2020. Các vụ án đã giải quyết đảm bảo việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra trường hợp Viện kiểm sát truy tố, Tòa tuyên bị cáo không phạm tội; qua đó đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu cải cách tư pháp, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.


Nhiều vụ án tồn, án bị hủy để điều tra, xét xử lại kéo dài từ nhiều năm trước; được Thường trực Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo và Ban Nội chính Tỉnh ủy theo dõi, đôn đốc; dư luận xã hội quan tâm, đã được giải quyết xong, như:


Vụ Nguyễn Kiệm và đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở huyện Đồng Xuân, xảy ra từ tháng 7/2010. Các bị cáo lừa xin việc làm, chiếm đoạt của 15 người với tổng số tiền 263.500.000đồng, TAND huyện Đồng Xuân xét xử sơ thẩm lần thứ nhất ngày 26/9/2012, sau đó TAND tỉnh Phú Yên xét xử phúc thẩm hủy án sơ thẩm để điều tra lại. Quá trình giải quyết vụ án, TAND tỉnh Phú Yên đã hủy án sơ thẩm tổng cộng 03 lần. Ngày 27/3/2018, TAND huyện Đồng Xuân xét xử sơ thẩm lần thứ tư, sau đó VKSND huyện Đồng Xuân kháng nghị, các bị cáo kháng cáo. Vừa qua, TAND tỉnh Phú Yên đã xét xử phúc thẩm chấp nhận kháng nghị của VKS.


Vụ Nguyễn Thái Đắc hủy hoại rừng ở huyện Sơn Hòa xảy ra từ năm 2011, sau nhiều lần bị Tòa án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hủy án để điều tra, xét xử lại, tháng 7/2019 TAND tỉnh Phú Yên đã xét xử phúc thẩm.


Vụ Dương Hoài Thanh cố ý gây thương tíchxảy ra từ năm 2013, TAND tỉnh xét xử phúc thẩm 02 lần hủy án để điều tra lại. Quá trình giải quyết, TAND huyện Đông Hòa nhiều lần trả hồ sơ cho VKSND huyện Đông Hòa để điều tra bổ sung. Lãnh đạo VKSND tỉnh đã tổ chức họp liên ngành Công an, VKS, Tòa án hai cấp tỉnh và huyện thống nhất việc Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung là không có căn cứ, VKSND huyện Đồng Hòa giữ nguyên cáo trạng truy tố. Ngày 26/8/2019, TAND huyện Đông Hòa xét xử tuyên bị cáo Thanh phạm tội cố ý gây thương tích như cáo trạng đã truy tố.


Vừa qua, VKSND tỉnh Phú Yên và 01 tập thể Phòng, 01 cá nhân thuộc VKSND tỉnh đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 33-CT/TU.



Để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Chỉ thị 33-CT/TU trong thời gian tới, VKSND tỉnh Phú Yên và các VKSND huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:


1. Ban cán sự đảng, Đảng ủy, lãnh đạo VKSND hai cấp tỉnh và huyện phải bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện và thường xuyên đối với công tác giải quyết án hình sự, nhất là trong việc giải quyết các vụ án tồn, án bị hủy để điều tra, xét xử lại, xác định chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm là nhiệm vụ xuyên suốt, quan trọng hàng đầu của Ngành; tiếp tục quán triệt, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Quốc hội về công tác cải cách tư pháp, Hiến pháp năm 2013, Chỉ thị 33-CT/TU ngày 08/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; quán triệt, triển khai đầy đủ, kịp thời các quy định mới, nhiệm vụ mới của VKSND theo các đạo luật mới về tư pháp và thực hiện nghiêm túc các Thông tư hướng dẫn thực hiện BLTTHS năm 2015; xác định chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm là nhiệm vụ xuyên suốt, quan trọng hàng đầu của VKSND hai cấp tỉnh và huyện.


2. Trong quý I hàng năm, các phòng nghiệp vụ VKSND tỉnh và VKSND cấp huyện rà soát, lập danh sách các vụ án hình sự tồn, các vụ án hình sự bị hủy để điều tra, xét xử lại chưa giải quyết xong ở đơn vị mình báo cáo lãnh đạo VKSND tỉnh để phê duyệt.


Các đơn vị chủ động phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra, Tòa án cùng cấp trao đổi, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của vụ án và đề ra biện pháp đẩy nhanh tiến độ điều tra, xét xử, giải quyết các vụ án tồn, án bị hủy đúng thời gian quy định; không để kéo dài, đảm bảo việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra việc đình chỉ điều tra không đúng phải phục hồi và các trường hợp Viện kiểm sát truy tố, Tòa tuyên bị cáo không phạm tội hoặc hủy án để điều tra lại có trách nhiệm của Viện kiểm sát.


Trong quá trình giải quyết vụ án, Kiểm sát viên phải thực hiện nghiêm túc quy định của BLHS, BLTTHS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn, nhất là Thông tư liên tịch số04/2018/TTLT, Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT, các Quy chế nghiệp vụ của VKSND tối cao... Chủ động phối hợp với Điều tra viên, Thẩm phán trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; đảm bảo việc giải quyết vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.


Đối với những vụ án có khó khăn vướng mắc về tội danh, chứng cứ, thủ tục tố tụng, đường lối xử lý, VKSND hai cấp đã chủ động phối hợp, đề nghị Cơ quan điều tra tổ chức họp liên ngành CA-VKS-TA để bàn biện pháp giải quyết, trường hợp không thống nhất đường lối, quan điểm giải quyết, liên ngành đề nghị CQĐT kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của liên ngành cấp trên.


Vào ngày 5 hàng tháng, các phòng nghiệp vụ và VKSND cấp huyện báo cáo VKSND tỉnh tiến độ và kết quả giải quyết các vụ án tồn, án bị hủy. Qua Hội nghị giao ban trực tuyến, lãnh đạo VKSND tỉnh nghe các đơn vị báo cáo việc giải quyết các vụ án tồn, án bị hủy để chỉ đạo giải quyết…


3. Lãnh đạo đơn vị phân công Kiểm sát viên có năng lực và kinh nghiệm trực tiếp thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án tồn, án bị hủy để điều tra, xét xử lại.Thường xuyên rà soát, đánh giá, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ của ngành, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, đạo đức nghề nghiệp để xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”.


4. Các Phòng 1, 7 VKSND tỉnh có trách nhiệm quản lý, theo dõi, chỉ đạo giải quyết các các vụ án tồn, án bị hủy để điều tra, xét xử lại của cấp huyện theo loại án được phân công, trường hợp cần thiết phân công biệt phái Kiểm sát viên trung cấp trực tiếp nghiên cứu hồ sơ, giải quyết.


5. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra; tập trung thanh tra nghiệp vụ, thanh tra đơn vị có nhiều hạn chế, tồn tại trong công tác giải quyết các vụ án tồn, án bị hủy để điều tra, xét xử lại; thanh tra việc chấp hành pháp luật của Kiểm sát viên tại phiên tòa…; làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm đối với cá nhân, tập thể để xảy ra những vi phạm, trường hợp tiêu cực (nếu có).


Hàng năm, lấy kết quả việc giải quyết án tồn, án bị hủy để điều tra, xét xử lại của từng đơn vị là tiêu chí chấm điểm và bình xét thi đua, khen thưởng./.

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 30/12/2024:

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

07h45:

- Họp giao ban Lãnh đạo Viện.

- Họp Lãnh đạo Viện nghe Văn phòng báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị triển khai công tác kiểm sát năm 2025; nghe BCH Công đoàn báo cáo công tác tổ chức Hội nghị cán bộ công chức năm 2025.

09h30:

- Đ/c Thanh - PVT và Phòng 1 họp liên ngành tại CQANĐT Công an tỉnh.

14h00:

- Đ/c Thanh - PVT và Phòng 1 họp liên ngành tại CQCSĐT Công an tỉnh.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

18h30:

- Đ/c Thảo - PVT dự sinh hoạt chi bộ tại Hoà Kiến, TP Tuy Hòa.

 

Thứ 3, 31/12/2024: 

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 7 báo cáo án.

15h00:

- Tổng vệ sinh cơ quan (từ 15h00 dọn trong phòng làm việc, hành lang; từ 16h00 tập trung dọn phòng đọc báo, khuôn viên cơ quan).

 

Thứ 4, 01/01/2025: 

08h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Lễ chào cờ đầu năm mới 2025 tại Mũi Đại Lãnh, thị xã Đông Hòa. 

17h30:

- Đ/c Viện trưởng tham dự các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập thành phố Tuy Hòa tại Trung tâm Hội nghị PYTOPIA.

Nghỉ tết Dương lịch 2025

Phân công trực nghiệp vụ, trực cơ quan

 

Thứ 5, 02/01/2025:  

08h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác kiểm sát năm 2025 tại VKSND tỉnh Bình Định. 

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án. 

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 8 báo cáo công tác.

 

Thứ 6, 03/01/2025:

08h00:

- Hội nghị triển khai công tác kiểm sát năm 2025 (tại hội trường, thành phần: Lãnh đạo Viện; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm tra viên chính VKSND tỉnh; Viện trưởng VKSND cấp huyện).

14h00: 

- Hội nghị cán bộ, công chức năm 2025 (tại hội trường, thành phần: Lãnh đạo Viện và toàn thể công chức, người lao động). 

 

Thứ 7, 04/01/2025:

Phân công trực cơ quan

 

Chủ nhật, 05/01/2025:

Phân công trực cơ quan