Thứ Sáu, 22/11/2024 05:28 SA

Điểm mới của BLTTDS năm 2015: Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ

Chứng cứ trong vụ, việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.


BLTTDS 2015 quy định trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; tuy nhiên điểm mới so với BLTTDS hiện hành là, đồng thời với việc giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì họ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác.


Đặc biệt, tại Điều 203 BLTTDS 2015 đã quy định: Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán phải tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn. Đây là quy định hoàn toàn mới, có ý nghĩa rất quan trọngnhằm bảo đảm mọi chứng cứ được công khai, các đương sự đều biết các tài liệu, chứng cứ của vụ án để thực hiện quyền tranh tụng… Theo đó, tại Điều 208 BLTTDS năm 2015 quy định:


- Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự. Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.


- Trường hợp vụ án dân sự không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này thì Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải.


- Đối với vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến người chưa thành niên, trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự thì Thẩm phán, Thẩm tra viên được Chánh án Tòa án phân công phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp. Khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.


Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên.


Tại phiên họp, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề sau đây:


- Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết.


- Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác.


- Bổ sung tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.


- Những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết.


Sau khi các đương sự đã trình bày xong, Thẩm phán xem xét các ý kiến, giải quyết các yêu cầu của đương sự. Trường hợp người được Tòa án triệu tập vắng mặt thì Tòa án thông báo kết quả phiên họp cho họ.


TRẦN THU

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 18/11/2024:

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

08h00:

- Đ/c Viện trưởng và đại diện Lãnh đạo Phòng 1, 7 dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy tại Công an tỉnh.

14h00: 

- Họp giao ban Lãnh đạo Viện.

 

Thứ 3, 19/11/2024: 

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

09h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 18 (đợt 1).

14h00:

- Đ/c Viện trưởng, đ/c Liên - PVT nghe Lãnh đạo Phòng 9 báo cáo công tác.

 

Thứ 4, 20/11/2024: 

08h00:

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

13h30:

- Đ/c Viện trưởng và Đoàn kiểm tra kiểm tra toàn diện công tác kiểm sát năm 2024 tại VKSND huyện Tuy An.

14h00:

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 7 báo cáo án.

 

Thứ 5, 21/11/2024:  

07h30:

- Hội nghị trực tuyến tập huấn kỹ năng trình bày, duyệt văn bản qua môi trường mạng và công tác lưu trữ (tại hội trường, thành phần: Lãnh đạo Viện và toàn thể công chức VKSND tỉnh).

08h00:

- Đ/c Thảo - PVT và Phòng 8 trực tiếp kiểm sát tại Trại tạm giam Công an tỉnh.

13h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Hội nghị thực hiện quy trình công tác cán bộ chủ chốt tại Hà Nội (02 ngày).

14h00:

- Đ/c Thanh - PVT và Phó Chánh VP phụ trách dự Hội nghị trù bị chuẩn bị tổng kết Cụm thi đua VKSND cấp huyện năm 2024 tại VKSND TP Tuy Hòa.

 

Thứ 6, 22/11/2024:

08h00:

- Đ/c Liên - PVT dự Hội nghị trù bị chuẩn bị tổng kết Khối thi đua cấp phòng VKSND tỉnh năm 2024 (tại phòng họp, thành phần: đại diện Lãnh đạo Phòng và công chức làm công tác thi đua, khen thưởng của các đơn vị trong Khối thi đua).


Thứ 7, 23/11/2024: 

Phân công trực cơ quan

 

Chủ nhật, 24/11/2024:

Phân công trực cơ quan