Thứ Sáu, 22/11/2024 05:36 SA

Giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn

Luật tố tụng hành chính hiện hành quy định việc giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm với thời gian giải quyết khá dài. Có nhiều vụ án hành chính đơn giản, chứng cứ đã rõ ràng cần giải quyết nhanh chóng, kịp thời, tránh tốn kém thời gian, công sức, chi phí của đương sự và Nhà nước nhưng vẫn phải giải quyết trong thời hạn như các vụ án phức tạp khác. Đó là vì Luật tố tụng hành chính hiện hành không quy định việc giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn.


Để cụ thể hóa khoản 4 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 “Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn” và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, Luật tố tụng hành chính năm 2015 đã bổ sung một Chương (Chương XIV, từ Điều 245 đến Điều 253) quy định về giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn ở giai đoạn sơ thẩm và phúc thẩm. Theo đó: 


Tại Điều 245 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định: Thủ tục rút gọn trong tố tụng hành chính là thủ tục giải quyết vụ án hành chính khi có các điều kiện theo quy định của Luật này nhằm rút ngắn về thời gian và thủ tục so với thủ tục giải quyết vụ án hành chính thông thường nhưng vẫn bảo đảm giải quyết vụ án đúng pháp luật.


Về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn ( Điều 246): 


a) Vụ án có tình tiết đơn giản, tài liệu, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, bảo đảm đủ căn cứ giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ.


b) Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng.


c) Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài có thỏa thuận với đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn.


Trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn, Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:


a) Phát sinh các tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất và cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định.


b) Cần phải định giá tài sản nếu các đương sự không thống nhất về giá.


c) Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.


d) Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.


đ) Phát sinh yêu cầu độc lập.


e) Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.


Trường hợp chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính lại kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.


Về thành phần xét xử theo thủ tục rút gọn: Do một Thẩm phán thực hiện.


Về thời hạn tố tụng (Điều 247, 252): Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, phúc thẩm là 30 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án. Thời hạn mở phiên tòa sơ thẩm là 10 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn; đối với phiên tòa phúc thẩm là 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thời hạn kháng cáo là 07 ngày kể từ ngày tuyên án. 


Thời hạn VKS nghiên cứu hồ sơ, thời hạn kháng nghị đều được rút ngắn. Theo đó: Trong thời hạn 03 ngày làm việc ( đối với thủ tục sơ thẩm), 05 ngày làm việc (đối với thủ tục phúc thẩm) kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, VKS nghiên cứu và trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án. Thời hạn kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn của VKS cùng cấp là 07 ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là 10 ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định.


Điều đặc biệt là, nếu như ở thủ tục thông thường, việc đối thoại phải được tiến hành trước khi tòa án đưa vụ án ra xét xử, thì ở thủ tục rút gọn, theo quy định tại Điều 249 Luật tố tụng hành chính năm 2015: Sau khi khai mạc phiên tòa, Thẩm phán tiến hành đối thoại, trừ trường hợp không tiến hành đối thoại được theo quy định tại Điều 135 của Luật này. Trường hợp đương sự thống nhất được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Thẩm phán lập biên bản đối thoại thành và ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành theo quy định tại Điều 140 của Luật này. Trường hợp đương sự không thống nhất được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Thẩm phán tiến hành xét xử.


TRẦN THU

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 18/11/2024:

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

08h00:

- Đ/c Viện trưởng và đại diện Lãnh đạo Phòng 1, 7 dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy tại Công an tỉnh.

14h00: 

- Họp giao ban Lãnh đạo Viện.

 

Thứ 3, 19/11/2024: 

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

09h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 18 (đợt 1).

14h00:

- Đ/c Viện trưởng, đ/c Liên - PVT nghe Lãnh đạo Phòng 9 báo cáo công tác.

 

Thứ 4, 20/11/2024: 

08h00:

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

13h30:

- Đ/c Viện trưởng và Đoàn kiểm tra kiểm tra toàn diện công tác kiểm sát năm 2024 tại VKSND huyện Tuy An.

14h00:

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 7 báo cáo án.

 

Thứ 5, 21/11/2024:  

07h30:

- Hội nghị trực tuyến tập huấn kỹ năng trình bày, duyệt văn bản qua môi trường mạng và công tác lưu trữ (tại hội trường, thành phần: Lãnh đạo Viện và toàn thể công chức VKSND tỉnh).

08h00:

- Đ/c Thảo - PVT và Phòng 8 trực tiếp kiểm sát tại Trại tạm giam Công an tỉnh.

13h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Hội nghị thực hiện quy trình công tác cán bộ chủ chốt tại Hà Nội (02 ngày).

14h00:

- Đ/c Thanh - PVT và Phó Chánh VP phụ trách dự Hội nghị trù bị chuẩn bị tổng kết Cụm thi đua VKSND cấp huyện năm 2024 tại VKSND TP Tuy Hòa.

 

Thứ 6, 22/11/2024:

08h00:

- Đ/c Liên - PVT dự Hội nghị trù bị chuẩn bị tổng kết Khối thi đua cấp phòng VKSND tỉnh năm 2024 (tại phòng họp, thành phần: đại diện Lãnh đạo Phòng và công chức làm công tác thi đua, khen thưởng của các đơn vị trong Khối thi đua).


Thứ 7, 23/11/2024: 

Phân công trực cơ quan

 

Chủ nhật, 24/11/2024:

Phân công trực cơ quan