Thứ Sáu, 22/11/2024 05:31 SA

Một số quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01-7-2016

Hội đồng thẩm phán TAND tối cao vừa ban hành nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng hành chính. Nghị quyết đã quy định rõ việc áp dụng pháp luật tố tụng dân sự và tố tụng hành chính để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01-7-2016. Theo đó:


1. Kể từ ngày 01-7-2016, thẩm quyền và trình tự, thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01-7-2016 được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 và Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13.


2. Đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01-7-2016 mà kể từ ngày 01-7-2016 người có thẩm quyền kháng nghị mới kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thì căn cứ để thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 326 và Điều 352 Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13. Khi xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm thì việc xác định thế nào là “có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” và “có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật” quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 326 Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 phải căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung được áp dụng tại thời điểm ra bản án, quyết định bị đề nghị kháng nghị, bị kháng nghị.


Ví dụ:

Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 không quy định về việc Thẩm phán phải tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ (chỉ quy định về phiên hòa giải). Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 quy định khi giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (Điều 210).


Năm 2015, Tòa án thụ lý vụ án tranh chấp hợp đồng dân sự. Trong quá trình giải quyết, Tòa án không tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đã tiến hành xét xử sơ thẩm sau khi tổ chức hòa giải không thành. Sau khi xét xử sơ thẩm, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nên đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01-7-2016. Đối với trường hợp này, việc Tòa án không tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ như quy định tại Điều 210 Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 không bị coi là “có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” để xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Việc xác định quá trình giải quyết vụ án có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hay không phải căn cứ vào quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12.


3. Đối với những bản án, quyết định hành chính của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01-7-2016 mà kể từ ngày 01-7-2016 người có thẩm quyền kháng nghị mới kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thì căn cứ để thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 255 và Điều 281 Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13. Khi xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm thì việc xác định thế nào là “có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” và “có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật” quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 255 Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 phải căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung được áp dụng tại thời điểm ra bản án, quyết định bị đề nghị kháng nghị, bị kháng nghị.


Ví dụ:


Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật tố tụng hành chính số 64/2010/QH12 thì Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó. Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 quy định Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án (khoản 4 Điều 32 Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13).


Ngày 01-6-2015, Tòa án nhân dân huyện A ra bản án giải quyết vụ án hành chính về việc ông B khiếu kiện quyết định hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện A. Bản án hành chính sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật.


Kể từ ngày 01-7-2016, Tòa án có thẩm quyền xem xét Bản án trên theo thủ tục giám đốc thẩm không được căn cứ vào quy định tại khoản 4 Điều 32 Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 để cho rằng Tòa án nhân dân huyện A đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 255 Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13. Trong trường hợp này, Tòa án phải căn cứ vào các quy định của Luật tố tụng hành chính số 64/2010/QH12 để xem xét việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính.


4. Kể từ ngày 01-7-2016, thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 và Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.


5. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 215 Luật tố tụng hành chính số 64/2010/QH12 mà chưa bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 03 năm, kể từ ngày Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 có hiệu lực thi hành.


GIANG HÀ

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 18/11/2024:

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

08h00:

- Đ/c Viện trưởng và đại diện Lãnh đạo Phòng 1, 7 dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy tại Công an tỉnh.

14h00: 

- Họp giao ban Lãnh đạo Viện.

 

Thứ 3, 19/11/2024: 

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

09h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 18 (đợt 1).

14h00:

- Đ/c Viện trưởng, đ/c Liên - PVT nghe Lãnh đạo Phòng 9 báo cáo công tác.

 

Thứ 4, 20/11/2024: 

08h00:

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

13h30:

- Đ/c Viện trưởng và Đoàn kiểm tra kiểm tra toàn diện công tác kiểm sát năm 2024 tại VKSND huyện Tuy An.

14h00:

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 7 báo cáo án.

 

Thứ 5, 21/11/2024:  

07h30:

- Hội nghị trực tuyến tập huấn kỹ năng trình bày, duyệt văn bản qua môi trường mạng và công tác lưu trữ (tại hội trường, thành phần: Lãnh đạo Viện và toàn thể công chức VKSND tỉnh).

08h00:

- Đ/c Thảo - PVT và Phòng 8 trực tiếp kiểm sát tại Trại tạm giam Công an tỉnh.

13h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Hội nghị thực hiện quy trình công tác cán bộ chủ chốt tại Hà Nội (02 ngày).

14h00:

- Đ/c Thanh - PVT và Phó Chánh VP phụ trách dự Hội nghị trù bị chuẩn bị tổng kết Cụm thi đua VKSND cấp huyện năm 2024 tại VKSND TP Tuy Hòa.

 

Thứ 6, 22/11/2024:

08h00:

- Đ/c Liên - PVT dự Hội nghị trù bị chuẩn bị tổng kết Khối thi đua cấp phòng VKSND tỉnh năm 2024 (tại phòng họp, thành phần: đại diện Lãnh đạo Phòng và công chức làm công tác thi đua, khen thưởng của các đơn vị trong Khối thi đua).


Thứ 7, 23/11/2024: 

Phân công trực cơ quan

 

Chủ nhật, 24/11/2024:

Phân công trực cơ quan