Thứ Sáu, 11/04/2025 02:41 SA

Tranh tụng tại phiên tòa xét xử các vụ án dân sự theo BLTTDS năm 2015

Tranh tụng tại phiên tòa xét xử các vụ án dân sự là thể chế hóa chiến lược cải cách tư pháp, là nội dung quan trọng nhất của việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, BLTTDS hiện hành chưa quy định rõ về nội dung này mà mới chỉ dừng lại ở việc quy định về tranh luận. Theo đó, “Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án bảo đảm để các bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự”. Đồng thời, tranh luận chỉ diễn ra sau khi kết thúc phần xét hỏi tại phiên tòa. Việc tranh luận bao gồm phát biểu của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và ý kiến của các đương sự…


BLTTDS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung căn bản và hoàn thiện việc tranh luận bằng việc quy định đầy đủ nội dung và nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa. Theo đó: Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật này.


Theo Điều 247 BLTTDS năm 2015: Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án. Việc tranh tụng tại phiên tòa được tiến hành theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh tụng, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh tụng trình bày hết ý kiến nhưng có quyền yêu cầu họ dừng trình bày những ý kiến không có liên quan đến vụ án dân sự.


Sau khi nghe xong lời trình bày của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, thứ tự hỏi của từng người được thực hiện như sau:


- Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hỏi trước.


- Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn.


- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.


- Những người tham gia tố tụng khác.


- Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân.


- Kiểm sát viên tham gia phiên tòa (hỏi sau cùng).


Để bảo đảm các tài liệu chứng cứ đều được kiểm tra, đánh giá; mọi tình tiết của vụ án đều được các bên tranh tụng làm rõ tại phiên tòa cho nên khi cần phải có thời gian xác minh, thu thập thêm các tài liệu, chứng cứ hoặc vì lý do chính đáng khác thì phiên tòa có thể được tạm ngừng. Căn cứ tạm ngừng phiên tòa bao gồm:


- Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tiến hành tố tụng không thể tiếp tục tiến hành phiên tòa, trừ trường hợp thay thế được người tiến hành tố tụng;


- Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, trừ trường hợp người tham gia tố tụng có yêu cầu xét xử vắng mặt;


- Cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà nếu không thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa;


- Chờ kết quả giám định bổ sung, giám định lại;


- Các đương sự thống nhất đề nghị Tòa án tạm ngừng phiên tòa để họ tự hòa giải;


- Cần phải báo cáo Chánh án Tòa án để đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật.


Việc tạm ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Thời hạn tạm ngừng phiên tòa là không quá 01 tháng, kể từ ngày Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn này, nếu lý do để ngừng phiên tòa không còn thì Hội đồng xét xử tiếp tục tiến hành phiên tòa; nếu lý do để ngừng phiên tòa chưa được khắc phục thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.


Tại Điều 260 BLTTDS năm 2015 quy định về trình tự phát biểu khi tranh luận: Sau khi kết thúc việc hỏi, Hội đồng xét xử chuyển sang phần tranh luận tại phiên tòa. Trình tự phát biểu khi tranh luận được thực hiện như sau:


- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày. Nguyên đơn có quyền bổ sung ý kiến. Trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện cơ quan, tổ chức trình bày ý kiến. Người có quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ có quyền bổ sung ý kiến;


- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn tranh luận, đối đáp. Bị đơn có quyền bổ sung ý kiến;


- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến;


- Các đương sự đối đáp theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa;


- Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể yêu cầu các đương sự tranh luận bổ sung về những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án.


Trường hợp nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì họ tự mình trình bày khi tranh luận.


Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án.


TRẦN THU

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 07/04/2025 (10/3 ÂL):

Nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Phân công trực cơ quan, trực nghiệp vụ

 

Thứ 3, 08/04/2025: 

08h00:

- Đ/c Viện trưởng dự họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh.

14h00:

- Đ/c Thảo - PVT và Phòng 8 công bố quyết định trực tiếp kiểm sát tại Trại giam Xuân Phước.

 

Thứ 4, 09/04/2025: 

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT và Phòng 1 họp liên ngành tại CQCSĐT Công an tỉnh.

08h30:

- Hội nghị trực tuyến triển khai Quyết định số 140/QĐ-VKSTC ngày 01/4/2025 của VKSND tối cao (tại Hội trường, thành phần: đ/c Viện trưởng; Chánh Văn phòng, Phó CVP phụ trách tổng hợp; công chức làm công tác tổng hợp, thống kê các Phòng 1, 7, 8, 9, Thanh tra – Khiếu tố, VPTH).

14h00:

- Họp Đảng ủy.

 

Thứ 5, 10/04/2025:  

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 7 báo cáo án.

14h00:

- Đ/c Viện trưởng dự họp tại UBND tỉnh.

 

Thứ 6, 11/04/2025:

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 8 báo cáo công tác.

13h30:

- Đ/c Thảo - PVT và Phòng 8 trực tiếp kiểm sát tại Trại giam Xuân Phước.

14h00:

- Họp Ban Soạn thảo đề thi và đáp án cuộc thi “Nét đẹp người cán bộ Kiểm sát Phú Yên” (tại phòng họp).

 

Thứ 7, 12/04/2025:

Phân công trực cơ quan

 

Chủ nhật, 13/04/2025:

Phân công trực cơ quan

 

Thông tư liên tịch 02/2025/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định về phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự, quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự khi không tổ chức Công an cấp huyện

Thông tư liên tịch 01/2025/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC-BQP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Điều 3 Nghị quyết số 164/2024/QH15 của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự

Thông tư liên tịch 01/2025/TTLT-KTNN-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về phối hợp giữa Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong việc trao đổi, chuyển thông tin và kiến nghị xem xét, khởi tố vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước

Thông tư liên tịch 01/2025/TTLT-BCA-BQP-BTP-BNN&PTNT-BTC-VKSNDTC-TANDTC quy định quan hệ phối hợp trong hoạt động giám định tư pháp trong tố tụng hình sự

Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường