Thứ Năm, 21/11/2024 21:34 CH

VKSND tối cao ban hành hướng dẫn một số nội dung liên quan đến hoạt động kiểm sát việc giải quyết vụ án KDTM về “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”

VKSND tối cao vừa ban hành hướng dẫn số 25/HD-VKSTC  ngày 18/4/2022 về một số nội dung liên quan đến hoạt động kiểm sát việc giải quyết vụ án KDTM về “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”.

Theo hướng dẫn, những năm gần đây, vụ án kinh doanh, thương mại (viết tắt là KDTM) trong lĩnh vực “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” xảy ra ngày càng nhiều, chiếm tỷ lệ cao trong số các vụ án KDTM; với tính chất ngày càng đa dạng, phức tạp, giá trị tài sản tranh chấp lớn, gây nhiều khó khăn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng đến sự an toàn của hoạt động tín dụng.

Thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, VKSND các cấp đã phối hợp với TAND các cấp giải quyết vụ án KDTM về “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” đúng pháp luật, kịp thời; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vi phạm, thiếu sót của Tòa án cấp dưới trong quá trình giải quyết vụ án về tranh chấp hợp đồng tín dụng, thể hiện qua số bản án, quyết định bị Tòa án cấp trên hủy, sửa chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu vụ án KDTM bị hủy, sửa.

Tình trạng trên, có trách nhiệm của Viện kiểm sát trong công tác kiểm sát đã không kịp thời phát hiện vi phạm, thiếu sót để thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị. Nguyên nhân phần lớn do lỗi chủ quan của Kiểm sát viên, công chức đã không nghiên cứu kỹ hồ sơ, không thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Ngành về công tác kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung và kiểm sát việc giải quyết “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” trong từng vụ án cụ thể; chưa nắm đầy đủ các quy định pháp luật chuyên ngành, không ít KSV, công chức chưa có nhiều kinh nghiệm đối với loại án này. Thậm chí, còn có tâm lý chủ quan, xem hợp đồng tín dụng (viết tắt là HĐTD) và hợp đồng bảo đảm do các tổ chức tín dụng (viết tắt là TCTD) đã nghiên cứu soạn thảo kỹ, theo mẫu, chỉ áp dụng theo các thỏa thuận này để giải quyết, nên đã không phát hiện ra vi phạm.

Để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kiểm sát việc giải quyết vụ án KDTM về “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo VKSND tối cao, VKSND tối cao (Vụ 10) ban hành hướng dẫn một số nội dung liên quan đến hoạt động kiểm sát việc giải quyết vụ án KDTM về “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” như sau:

Về đặc trưng của án kinh doanh, thương mại về “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”

Các vụ án kinh doanh, thương mại về “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”, có một số đặc trưng, đó là:

(1) Về quan hệ tranh chấp: “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” cũng là một dạng về tranh chấp hợp đồng và về bản chất cũng là quan hệ vay mượn, đa số có lãi giống như các hợp đồng vay tài sản thông thường, nhưng nhằm mục đích phục vụ sản xuất, kinh doanh (lợi nhuận). Bên cạnh HĐTD, thường kèm theo hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản, tín chấp, bảo lãnh... của chính người vay tiền hoặc bên thứ 3. Về hình thức, HĐTD và hợp đồng bảo đảm (phổ biến là hợp đồng thế chấp, cầm cố) được thể hiện thành văn bản, nội dung hợp đồng thường áp dụng theo mẫu của TCTD. Nội dung tranh chấp bao gồm việc thanh toán vốn, lãi suất, tiền phạt và xử lý tài sản bảo đảm.

(2) Về chủ thể tranh chấp: Nguyên đơn khởi kiện thường là tổ chức tín dụng (bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân), các tổ chức này trong quá trình hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua việc cấp vốn tín dụng và bảo đảm an toàn của hệ thống ngân hàng.

(3) Về pháp luật giải quyết tranh chấp: Do đặc điểm quan hệ tranh chấp nêu trên, nên pháp luật áp dụng giải quyết chủ yếu là Bộ luật Dân sự (BLDS), các luật chuyên ngành, như Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, pháp luật về giao dịch bảo đảm…

(4) Về phương thức, thẩm quyền giải quyết chấp: Phương thức giải quyết tranh chấp bằng tố tụng Tòa án hoặc Trọng tài. Trên thực tế, đương sự thường lựa chọn phương thức tố tụng Tòa án để giải quyết. Trong phương thức Tòa án, đa số các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của TAND cấp huyện được quy định tại khoản 1 Điều 30 và khoản 1 Điều 35 BLTTDS năm 2015…

THU ANH

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 18/11/2024:

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

08h00:

- Đ/c Viện trưởng và đại diện Lãnh đạo Phòng 1, 7 dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy tại Công an tỉnh.

14h00: 

- Họp giao ban Lãnh đạo Viện.

 

Thứ 3, 19/11/2024: 

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

09h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 18 (đợt 1).

14h00:

- Đ/c Viện trưởng, đ/c Liên - PVT nghe Lãnh đạo Phòng 9 báo cáo công tác.

 

Thứ 4, 20/11/2024: 

08h00:

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

13h30:

- Đ/c Viện trưởng và Đoàn kiểm tra kiểm tra toàn diện công tác kiểm sát năm 2024 tại VKSND huyện Tuy An.

14h00:

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 7 báo cáo án.

 

Thứ 5, 21/11/2024:  

07h30:

- Hội nghị trực tuyến tập huấn kỹ năng trình bày, duyệt văn bản qua môi trường mạng và công tác lưu trữ (tại hội trường, thành phần: Lãnh đạo Viện và toàn thể công chức VKSND tỉnh).

08h00:

- Đ/c Thảo - PVT và Phòng 8 trực tiếp kiểm sát tại Trại tạm giam Công an tỉnh.

13h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Hội nghị thực hiện quy trình công tác cán bộ chủ chốt tại Hà Nội (02 ngày).

14h00:

- Đ/c Thanh - PVT và Phó Chánh VP phụ trách dự Hội nghị trù bị chuẩn bị tổng kết Cụm thi đua VKSND cấp huyện năm 2024 tại VKSND TP Tuy Hòa.

 

Thứ 6, 22/11/2024:

08h00:

- Đ/c Liên - PVT dự Hội nghị trù bị chuẩn bị tổng kết Khối thi đua cấp phòng VKSND tỉnh năm 2024 (tại phòng họp, thành phần: đại diện Lãnh đạo Phòng và công chức làm công tác thi đua, khen thưởng của các đơn vị trong Khối thi đua).


Thứ 7, 23/11/2024: 

Phân công trực cơ quan

 

Chủ nhật, 24/11/2024:

Phân công trực cơ quan