Thứ Sáu, 29/03/2024 16:23 CH

VKSND tối cao đã ban hành Chỉ thị tiếp tục tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án hành chính, vụ việc dân sự

Ngày 6/8/2021, Viện trưởng VKSND tối cao đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-VKSTC về tiếp tục tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án hành chính, vụ việc dân sự.
Trang thông tin điện tử VKSND tỉnh Phú Yên trân trọng giới thiệu nội dung Chỉ thị về tiếp tục tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm các vụ án hành chính, vụ việc dân sự.
Theo Chỉ thị số 07/CT-VKSTC: Thời gian qua, toàn ngành Kiểm sát đã quán triệt thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-VKSTC ngày 06/4/2016 của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ việc dân sự, vụ án hành chính. VKSND các cấp đã kịp thời phát hiện nhiều vi phạm, ban hành nhiều kháng nghị yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm được Tòa án chấp nhận, bảo đảm việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự của Tòa án đúng quy định của pháp luật. Kết quả công tác kháng nghị các vụ án hành chính, vụ việc dân sự của VKSND các cấp đã góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, công tác này vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như: Một số vi phạm của Tòa án chưa được Viện kiểm sát phát hiện để thực hiện quyền kháng nghị, số lượng kháng nghị có xu hướng giảm, chất lượng kháng nghị của một số Viện kiểm sát chưa đạt yêu cầu... Những tồn tại, hạn chế nêu trên do một số nguyên nhân như: Công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo ở nhiều đơn vị chưa quyết liệt, chưa quan tâm đúng mức; năng lực và tinh thần trách nhiệm của công chức có lúc, có nơi còn hạn chế.
Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, thiếu sót và tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kháng nghị của VKSND theo quy định của Luật Tổ chức VKSND năm 2014, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Luật Tố tụng Hành chính năm 2015, thực hiện tốt chỉ tiêu về công tác kháng nghị theo Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội và quy định của Ngành đề ra, Viện trưởng VKSND tối cao yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, Viện trưởng VKSND cấp huyện tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Viện trưởng VKSND các cấp trực tiếp phụ trách công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, xác định khâu công tác này là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá của đơn vị; thực hiện đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm trong công tác kháng nghị; trực tiếp nghe báo cáo, quyết định việc kháng nghị, việc bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa, phiên họp. Viện trưởng VKSND các cấp, Thủ trưởng đơn vị phải lựa chọn, bố trí công chức có năng lực, trình độ và kinh nghiệm để thực hiện công tác này.
Tiếp tục quán triệt, triển khai nghiêm túc, nhận thức đúng, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật, đặc biệt là việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo quy định của Luật Tổ chức VKSND năm 2014, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Luật Tố tụng Hành chính năm 2015, thực hiện nghiêm các quy chế, quy trình và hướng dẫn của VKSND tối cao; thường xuyên quan tâm, coi trọng công tác kháng nghị, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác kiểm sát hoạt động tư pháp; bám sát các chỉ tiêu nhiệm vụ trong Nghị quyết của Quốc hội và chỉ tiêu của Ngành; bảo đảm số lượng và chất lượng công tác kháng nghị các vụ án hành chính, vụ việc dân sự đáp ứng yêu cầu của Quốc hội và chỉ tiêu nghiệp vụ của Ngành.
2. VKSND các cấp phối hợp chặt chẽ với Tòa án để nắm rõ số vụ, việc Tòa án thụ lý, giải quyết; nắm chắc số lượng bản án, quyết định do Tòa án gửi đến, phân công công chức nghiên cứu, kiểm sát theo quy định của pháp luật, nhằm phát hiện vi phạm của bản án, quyết định, kịp thời thực hiện quyền kháng nghị. Kiên quyết khắc phục tâm lý nể nang, ngại va chạm, dẫn đến bỏ lọt vi phạm hoặc nhận thức, áp dụng pháp luật thiếu chính xác dẫn đến quyết định kháng nghị không đủ căn cứ hoặc không cần thiết.
3. VKSND các cấp cần rút kinh nghiệm về những thiếu sót, hạn chế đối với từng trường hợp mà Viện kiểm sát rút kháng nghị hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát không được Tòa án chấp nhận; rút kinh nghiệm trong việc không phát hiện được vi phạm pháp luật khi kiểm sát bản án, quyết định. Đối với các kháng nghị được Tòa án xét xử chấp nhận, cần tổng hợp thông báo cho Viện kiểm sát cấp dưới tham khảo, rút kinh nghiệm; định kỳ sơ kết, tổng kết tổng hợp thông báo rút kinh nghiệm về công tác kháng nghị các vụ án hành chính, vụ việc dân sự.
4. Về công tác kháng nghị phúc thẩm
4.1. VKSND cấp huyện, VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp cao tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm nhằm giảm tỷ lệ bản án, quyết định của Tòa án bị cấp trên hủy sửa mà không có kháng nghị của Viện kiểm sát. Nâng cao số lượng và chất lượng kháng nghị phúc thẩm; nhất là kháng nghị ngang cấp. Trường hợp khi phát hiện bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật, nếu không còn đủ thời gian để kháng nghị phúc thẩm thì thông báo bản án, quyết định có vi phạm ngay cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp để xem xét kháng nghị theo thẩm quyền; đồng thời cần khắc phục ngay việc Viện kiểm sát cấp dưới sao gửi bản án, quyết định sơ thẩm, phiếu kiểm sát, thông báo việc kháng cáo (nếu có) quá chậm lên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp dẫn đến tình trạng khi phát hiện bản án, quyết định có vi phạm thì không còn thời hạn kháng nghị.
4.2. VKSND cấp trên trực tiếp có nhiệm vụ bảo vệ kháng nghị của VKSND cấp dưới, khi phát hiện kháng nghị không có căn cứ hoặc trường hợp cần thu thập tài liệu, chứng cứ mới thì trực tiếp trao đổi với VKSND cấp dưới đã ban hành kháng nghị về hướng giải quyết. Khi nhận được bản án, quyết định sơ thẩm do VKSND cấp dưới chuyển đến cùng với phiếu kiểm sát của VKSND cấp dưới về việc nhất trí với bản án, quyết định sơ thẩm hoặc đề xuất kháng nghị, VKSND cấp trên trực tiếp phải thụ lý, phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên nghiên cứu.
Trường hợp phát hiện bản án, quyết định có vi phạm cần phải nhanh chóng, kịp thời yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ để nghiên cứu. Công chức được phân công nghiên cứu phải có ý kiến về kết quả kiểm sát của VKSND cấp dưới và đề xuất về việc kháng nghị hoặc không kháng nghị phúc thẩm. Lãnh đạo đơn vị (Trưởng phòng đối với VKSND cấp tỉnh; Viện trưởng Viện nghiệp vụ đối với VKSND cấp cao) phải có ý kiến đối với đề xuất của người nghiên cứu trước khi báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát quyết định việc xử lý đối với bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm. Đối với những vi phạm rõ ràng, cụ thể, nghiêm trọng phải kiên quyết kháng nghị…

GIANG HÀ

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 25/3/2024:

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

08h15:

- Họp giao ban Lãnh đạo Viện.

14h00:

- Họp Ban cán sự đảng cho ý kiến về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2021-2026, 2026-2031 (Bước 1).

15h00:

- Hội nghị tập thể lãnh đạo đơn vị mở rộng giới thiệu nhân sự trong quy hoạch để bổ nhiệm chức vụ Phó Trưởng phòng 8 VKSND tỉnh (Thành phần: Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Viện, Đảng ủy viên, Trưởng phòng và tương đương thuộc VKSND tỉnh).

- Hội nghị Ban cán sự đảng, lãnh đạo VKSND tỉnh thảo luận và giới thiệu nhân sự bổ nhiệm chức vụ Phó Trưởng phòng 8.

Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy ý kiến giới thiệu nhân sự bổ nhiệm chức vụ Phó Trưởng phòng 8 (Thành phần: Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Viện, Đảng ủy viên, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương; Trưởng các đoàn thể).

Hội nghị Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Viện nhận xét, đánh giá và giới thiệu nhân sự bổ nhiệm chức vụ Phó Trưởng phòng 8.

 

 Thứ 3, 26/3/2024: 

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT và Đoàn kiểm tra kiểm tra công tác THQCT, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;  tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do bị can không phạm tội tại VKSND huyện Tây Hòa.

09h00:

- Đ/c Viện trưởng và Phó Chánh Văn phòng phụ trách dự Hội nghị phát động và ký kết giao ước thi đua năm 2024 của Cụm thi đua số 8 tại VKS tỉnh Bình Định.

14h00:

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 7 báo cáo án.

 

Thứ 4, 27/3/2024: 

08h00:

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

09h00:

- Họp nữ công quý I/2024.

14h00:

- Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy ý kiến về danh sách nhân sự dự kiến bổ sung quy hoạch cấp ủy và các chức danh chủ chốt (Bước 2) (thành phần: Đảng ủy viên; Bí thư, Phó Bí thư các chi bộ; Trưởng các đoàn thể cơ quan).

- Họp Đảng ủy biểu quyết về danh sách nhân sự bổ sung quy hoạch cấp ủy và các chức danh chủ chốt (Bước 3).

15h30:

- Tổ chức lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Trưởng phòng 8 và gặp mặt công chức trước khi nghỉ hưu (thành phần: Lãnh đạo Viện, Đảng ủy, BCH Công đoàn VKSND tỉnh, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương, lãnh đạo và công chức Phòng 8 VKSND tỉnh).

 

Thứ 5, 28/3/2024: 

07h45:

- Hội nghị trực tuyến triển khai Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở trong ngành KSND năm 2024 do VKSND tối cao tổ chức (thành phần: Lãnh đạo Viện và toàn thể công chức, người lao động).

13h30:

- Đ/c Viện trưởng nghe VKSND huyện Tuy An báo cáo công tác và dự Lễ ký kết Quy chế phối hợp với UBND huyện Tuy An (mời Trưởng phòng 15, Chánh Thanh tra, Phó Chánh Văn phòng phụ trách dự).

 

Thứ 6, 29/3/2024:

06h30:

- Đ/c Viện trưởng dự các hoạt động Giải vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 năm 2024 tại tỉnh Phú Yên (03 ngày).

08h00:

- Đ/c Viện trưởng, đ/c Thanh - PVT họp tại Cơ quan CSĐT Công an tỉnh.

14h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Khối cơ quan, doanh nghiệp tỉnh lần thứ 17.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 8 báo cáo công tác.

 

Thứ 7, 30/3/2024: 

06h30:

- Đ/c Viện trưởng dự các hoạt động Giải vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 năm 2024 tại tỉnh Phú Yên.

Phân công trực cơ quan  

 

Chủ nhật, 31/3/2024:

07h30: 

- Đ/c Viện trưởng dự các hoạt động Giải vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 năm 2024 tại tỉnh Phú Yên.

 

Phân công trực cơ quan