Thứ Năm, 10/10/2024 08:38 SA

VKSND tối cao hướng dẫn hoạt động phát biểu của Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa xét xử vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (phần 5)

Trang Thông tin điện tử VKSND tỉnh giới thiệu một số nội dung hướng dẫn của VKSND tối cao về hoạt động phát biểu của Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa xét xử đối với vụ án “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”


Đối với loại tranh chấp này, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa tập trung vào những vấn đề sau:
- Hợp đồng tín dụng
Chú ý các nội dung thỏa thuận về hạn mức tín dụng, thẩm quyền và hạn mức cho vay của phòng giao dịch, chi nhánh ngân hàng, thời gian, phương thức trả nợ, tiền lãi bao gồm những loại lãi gì (lãi trong hạn, lãi quá hạn, lưu ý là nhiều hợp đồng tín dụng có quy định cả về phạt lãi quá hạn, đặc biệt là các ngân hàng thương mại...), mục đích của việc vay (mục đích sinh hoạt hay đều có mục đích kinh doanh lợi nhuận để xác định là tranh chấp dân sự hay KDTM).
- Về phạt vi phạm và lãi chậm trả
Kiểm sát viên khi phát biểu phải cần lưu ý xem xét đến vấn đề tính lãi và phạt chậm trả lãi quá hạn theo hợp đồng tín dụng có đúng quy định không. Hiện nay, chưa có quy định nào cho phép phạt nhiều lần về cùng vi phạm trong hợp đồng tín dụng. Tại khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm (gọi tắt là Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP) cũng đã quy định rõ: “Hợp đồng vay tài sản có thỏa thuận xử lý đối với hành vi không trả nợ đúng hạn của bên vay thì Tòa án xem xét, quyết định theo nguyên tắc chỉ xử lý một lần đối với mỗi hành vi không trả nợ đúng hạn”. Do vậy, trong các hợp đồng tín dụng các bên đã thỏa thuận về lãi suất quá hạn (=150% lãi suất vay trong hạn) nhưng lại còn thỏa thuận về lãi phạt chậm trả đối với số tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa thanh toán là lãi chồng lãi, phạt chồng phạt. Đối với yêu cầu này của đương sự, khi phát biểu, Kiểm sát viên đề nghị không chấp nhận khoản tiền này.
- Hợp đồng thế chấp tài sản
Tài sản thế chấp bao gồm những gì, tài sản hiện có hay tài sản hình thành trong tương lai, trên thực tế tài sản thế chấp thường là quyền sử dụng đất, trên đất có tài sản nào khác không, những tài sản thế chấp này của ai? của chính người vay hay tài sản bảo lãnh của người thứ ba; phạm vi thế chấp (để bảo đảm cho một hay nhiều hợp đồng tín dụng...); việc xử lý tài sản thế chấp như thế nào? Khi xem xét phát biểu về tính hợp pháp của tài sản thế chấp cần lưu ý một số trường hợp:
+ Đối với tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đứng tên riêng một người trong thời kỳ hôn nhân, Kiểm sát viên cần lưu ý không chỉ căn cứ trong GCNQSDĐ và tài sản khác gắn liền với đất, mà còn phải căn cứ vào Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng, đặc biệt có trường hợp phải xem xét đến Điều 15 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 (quy định: “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”) và những quy định có liên quan để xem xét kỹ nguồn gốc hình thành tài sản, tài sản này được nhận chuyển nhượng hay được tặng cho, được thừa kế, nếu đứng tên riêng thì xem xét những thỏa thuận về tài sản riêng của vợ hoặc chồng; những tài liệu, chứng cứ kèm theo; trường hợp cần thiết phải xác minh hồ sơ cấp GCNQSDĐ và tài sản gắn liền với đất để xem xét về nguồn gốc hình thành tài sản. Phải xem xét đưa chồng hoặc vợ (không đứng tên trong GCNQSDĐ) vào tham gia tố tụng với tư cách đương sự để giải quyết triệt để, toàn diện vụ án. Thực tiễn xét xử cho thấy việc không xem xét kỹ về nguồn gốc tài sản thế chấp, không đưa vợ hoặc chồng tham gia tố tụng dẫn đến nhiều vụ án bị hủy.
+ Về tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đứng tên “hộ gia đình”
Kiểm sát viên cần lưu ý áp dụng khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất” và Điều 212 BLDS năm 2015 quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình để kiểm sát việc Tòa án đưa đầy đủ các thành viên có quyền về tài sản vào tham gia tố tụng nhằm xem xét, xử lý triệt để vụ án. Để xác định có bao nhiêu người trong hộ gia đình thực sự có quyền về tài sản, Kiểm sát viên cần lưu ý không chỉ căn cứ vào GCNQSDĐ, sổ hộ khẩu gia đình mà cần nghiên cứu, áp dụng nội dung có liên quan tại Giải đáp một số vấn đề vướng mắc về nghiệp vụ số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của TAND tối cao, cụ thể là khi giải quyết loại tranh chấp này phải xác định rõ:
++ Thời điểm để xác định hộ gia đình có bao nhiêu thành viên có quyền sử dụng đất là thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
++ Việc xác định ai là thành viên hộ gia đình phải căn cứ vào hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp cần thiết, Tòa án có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xác định thành viên hộ gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm căn cứ giải quyết vụ án và đưa họ tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
+ Về việc thẩm định tại chỗ tài sản thế chấp


Phát biểu của Kiểm sát viên phải chú ý đến việc Tòa án xem xét, thẩm định tại chỗ tài sản thế chấp theo Điều 101 BLTTDS năm 2015. Cụ thể là, việc xem xét, thẩm định tại chỗ của Tòa án có mô tả đúng, đầy đủ hiện trạng tài sản thế chấp không? có đo vẽ, xác định chính xác cụ thể vị trí tài sản (trường hợp cần thiết phải chụp ảnh để quan sát tài sản trên thực tế); đồng thời xác định người có quyền đối với tài sản thế chấp, hoặc ai đang quản lý, sử dụng tài sản thế chấp và tài sản thế chấp trên thực tế có khác gì so với tài sản thể hiện trên giấy tờ hay không để giải quyết vụ án một cách toàn diện, triệt để...(còn nữa)


THU ANH

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 07/10/2024:

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

08h15:

- Họp Ủy ban kiểm sát mở rộng thông qua báo cáo phục vụ Đoàn thanh tra VKSND tối cao (tại phòng họp, thành phần: Lãnh đạo Viện; Trưởng phòng, Chánh Thanh tra, Phó Chánh VP phụ trách, Phó Trưởng phòng 7, 8; cán bộ tổng hợp các phòng).

10h30:

- Họp Ủy ban kiểm sát nghe Phòng 15 báo cáo công tác.

 

Thứ 3, 08/10/2024: 

07h30:  

- Hội nghị toàn thể đảng viên thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII (tại phòng đọc báo).

08h00:

- Đ/c Liên - PVT tham gia tiếp dân định kỳ tháng 10/2024.

09h30:

- Họp Đảng ủy.

14h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Hội nghị liên tịch dự kiến chương trình Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa VIII.

 

Thứ 4, 09/10/2024: 

08h00: 

- Đ/c Liên - PVT và Phòng 8, 9 kiểm tra tại VKSND thị xã Đông Hòa. 

14h00:

- Đ/c Thanh - PVT, đ/c Thảo - PVT và đ/c Loan - TP15 dự Hội nghị chuyên đề “Nâng cao chất lượng việc khê khai và kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập” tại Trường Đại học Phú Yên.

- Đ/c Liên - PVT và Phòng 9 dự họp trực tuyến với VKSND cấp cao tại Đà Nẵng trao đổi công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị chuyên đề tại UBND tỉnh.

 

Thứ 5, 10/10/2024:  

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 7 báo cáo án.

 

Thứ 6, 11/10/2024:

07h30:

- Đ/c Thanh - PVT dự Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng của Cụm thi đua số VII Tòa án nhân dân năm 2024 tại Tòa án nhân dân tỉnh.

15h00:

- Tổng vệ sinh cơ quan (từ 15h00 dọn trong phòng làm việc, hành lang; từ 15h30 tập trung dọn phòng đọc báo; riêng Đội thanh nên xung kích tập trung cắt tỉa cây xanh khuôn viên cơ quan từ 15h00).

 

Thứ 7, 12/10/2024: 

Phân công trực cơ quan

 

Chủ nhật, 13/10/2024:

Phân công trực cơ quan