Thứ Ba, 21/01/2025 03:45 SA

VKSND tối cao hướng dẫn hoạt động phát biểu của Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòaxét xử vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (tiếp theo)

Trang Thông tin điện tử VKSND tỉnh tiếp tục giới thiệu một số nội dung hướng dẫn của VKSND tối cao về hoạt động phát biểu của Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa xét xử vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.


Theo Hướng dẫn của VKSND tối cao, yêu cầu cụ thể đối với hoạt động phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa như sau:


1. Nắm chắc, đầy đủ các quy định của pháp luật về tố tụng


Bên cạnh những văn bản pháp luật liên quan là BLTTDS năm 2015, Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016 quy định việc phối hợp giữa VKSND và TAND trong việc thi hành một số quy định của BLTTDS năm 2015 (gọi tắt là Thông tư 02), Kiểm sát viên phải bám sát các quy định của Ngành, cụ thể:


- Quy chế Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự ban hành kèm theo Quyết định 364/QĐ-VKS ngày 02/10/2017 của VKSND tối cao (gọi tắt là Quy chế 364/2017);


- Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự sơ thẩm ban hành kèm theo Quyết định số 458/QĐ-VKSTC ngày 04/10/2019 (gọi tắt là Quy định 458/2019);


- Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự phúc thẩm ban hành kèm theo Quyết định số 363/QĐ-VKSTC ngày 12/10/2020 (gọi tắt là Quy định 363/2020);


Trong từng giai đoạn tố tụng sơ thẩm, phúc thẩm, Kiểm sát viên khi phát biểu phải nắm vững những quy định sau:


- Giai đoạn sơ thẩm, Kiểm sát viên thực hiện các bước về hoạt động của Kiểm sát viên trước, trong và sau phiên tòa theo Quy chế 364/2017, Quy định 458/2019. Tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên thực hiện đúng quy định về phát biểu của Kiểm sát viên theo Điều 262 BLTTDS năm 2015, Điều 28 Thông tư 02, Điều 23 của Quy chế 364/2017 (Việc hỏi, yêu cầu, đề nghị, kiến nghị, phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát tại phiên tòa) và phải sử dụng đúng Mẫu số 24/DS ban hành kèm theo Quyết định số 204/QĐ-VKSTC ngày 01/6/2017 của VKSND tối cao về mẫu văn bản tố tụng, nghiệp vụ tạm thời trong lĩnh vực kiểm sát hoạt động tư pháp (gọi tắt là Quyết định 204/2017).


- Giai đoạn phúc thẩm, Kiểm sát viên thực hiện các bước về hoạt động của Kiểm sát viên trước, trong và sau phiên tòa theo Quy chế 364/2017, Quy định 363/2020. Tại phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên thực hiện đúng quy định về phát biểu của Kiểm sát viên theo Điều 306 BLTTDS năm 2015, Điều 30 Thông tư 02, Điều 37 của Quy chế 364/2017 (Việc trình bày, hỏi, tranh luận, yêu cầu, đề nghị, kiến nghị và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát tại phiên tòa phúc thẩm) và phải sử dụng đúng Mẫu số 27/DS ban hành kèm theo Quyết định 204/2017.


Kiểm sát viên phải phát biểu trong từng trường hợp cụ thể: Trường hợp chỉ có kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát, trường hợp chỉ có kháng cáo của đương sự và trường hợp vừa có kháng cáo vừa có kháng nghị phúc thẩm; phạm vi kháng cáo, kháng nghị đối với một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm; những thay đổi, bổ sung đối với kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm (nếu có).


Đối với kháng nghị phúc thẩm, Kiểm sát viên phải chú ý xem xét thật kỹ nội dung, phạm vi kháng nghị có phù hợp với quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự theo quy định tại Điều 5 BLTTDS năm 2015 hay không, trừ trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.


- Đối với phiên tòa rút kinh nghiệm, ngoài việc thực hiện những quy định nêu trên, Kiểm sát viên phải vận dụng đúng Hướng dẫn số 32/HD-VKSTC ngày 30/11/2018 của VKSND tối cao về việc tham gia, tham dự phiên tòa dân sự, hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động rút kinh nghiệm.


2. Nắm chắc, đầy đủ các quy định của pháp luật về nội dung, đặc biệt là các quy định của pháp luật chuyên ngành


Kiểm sát viên phải phân biệt vụ án thuộc lĩnh vực nào, tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại (KDTM) hay lao động. Trong từng loại án, Kiểm sát viên còn phải phân định từng loại tranh chấp khác nhau (ví dụ trong vụ án dân sự có tranh chấp thừa kế tài sản, tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp hợp đồng dân sự...; trong vụ án KDTM có tranh chấp thành viên công ty với công ty, tranh chấp hợp đồng tín dụng đều có mục đích kinh doanh...; trong vụ án lao động có tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động ... để áp dụng cho đúng những căn cứ pháp luật). Trên cơ sở Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 (luật nền), còn phải chú ý áp dụng các luật chuyên ngành, như Bộ luật Lao động, Bộ luật Hàng hải, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Bảo hiểm xã hội ... và những văn bản pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế qua các thời kỳ để vận dụng một cách chính xác thời điểm văn bản có hiệu lực áp dụng đối với quan hệ tranh chấp xảy ra.


Ví dụ, thời hiệu giải quyết vụ án dân sự nói chung, vụ án KDTM nói riêng có nhiều quy định về thời hiệu khác nhau đối với mỗi quan hệ tranh chấp, như thời hiệu khởi kiện về hợp đồng áp dụng theo Điều 429 BLDS năm 2015, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại áp dụng theo Điều 588 BLDS năm 2015, tranh chấp về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm thì thời hiệu khởi kiện thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000; ... Mặt khác, Kiểm sát viên phải xem xét áp dụng những trường hợp không tính thời hiệu theo Điều 155 BLDS năm 2015.


Đối với những tranh chấp dân sự, KDTM, lao động có yếu tố nước ngoài (hiện nay diễn ra ngày càng nhiều), Kiểm sát viên phải xác định các Điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp và vận dụng một cách phù hợp các Hiệp định mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, như Hiệp định thương mại tự do song phương giữa Việt Nam với các nước khác, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA), Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, Bộ Quy tắc về Thương mại quốc tế trong các Incoterms...


Đối với những tranh chấp chưa có điều luật để áp dụng, Kiểm sát viên cần nghiên cứu áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án lệ, lẽ công bằng theo Điều 5, Điều 6 BLDS năm 2015, Điều 45 BLTTDS năm 2015 và tham khảo các Hướng dẫn nghiệp vụ của VKSND tối cao, TAND tối cao để giải quyết. Gần đây có nhiều Án lệ và các Giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ của VKSND tối cao, TAND tối cao được ban hành trên cơ sở tổng kết từ thực tiễn công tác xét xử, công tác kiểm sát và những khó khăn, bất cập, những nhận thức còn khác nhau đối với những quy định của pháp luật có ý nghĩa rất thiết thực cho hoạt động phát biểu quan điểm giải quyết của Kiểm sát viên tại các phiên tòa được chính xác.


3. Nghiên cứu kỹ, chi tiết, toàn diện hồ sơ vụ án


Trên cơ sở nắm chắc các quy định của pháp luật về tố tụng, nội dung, Kiểm sát viên phải nghiên cứu toàn bộ tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, nắm chắc nội dung các tài liệu đó; kiểm tra các tài liệu trong hồ sơ vụ án, qua đó xác định tài liệu nào là chứng cứ, tài liệu nào không phải là chứng cứ, các tài liệu, chứng cứ bị trùng (thường do đương sự gửi nhiều lần kèm theo đơn); xem có cần phải thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hay không; nhận dạng, tập hợp các vi phạm của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để đưa ra các yêu cầu, kiến nghị kịp thời; đồng thời xem các tài liệu nào cần phải trích cứu, tài liệu, chứng cứ nào cần phải sao chụp để lập hồ sơ kiểm sát.


Kiểm sát viên phải tập trung phân tích theo từng vấn đề hoặc nhóm vấn đề cụ thể, như phân tích yêu cầu của nguyên đơn, hệ thống tài liệu, chứng cứ mà nguyên đơn xuất trình; phân tích nội dung trình bày hoặc yêu cầu phản tố của bị đơn, hệ thống tài liệu, chứng cứ mà bị đơn xuất trình; phân tích yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, hệ thống tài liệu, chứng cứ mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan xuất trình; phân tích lời khai của người làm chứng, hệ thống tài liệu, chứng cứ mà người làm chứng xuất trình (nếu có), các tài liệu do Tòa án thu thập... Xác định các tài liệu, chứng cứ nào có giá trị quan trọng trong việc chứng minh các tình tiết khách quan của vụ án.


Khi phát biểu, Kiểm sát viên phải đề cập toàn diện, đầy đủ các yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa; xem xét tính có căn cứ của các tài liệu do đương sự xuất trình hoặc Tòa án thu thập được, tính hợp pháp của việc cung cấp, thu thập chứng cứ… (còn nữa)

THU ANH

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 20/01/2025:

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

08h00:

- Họp giao ban Lãnh đạo Viện.

08h30:

- Họp Ban cán sự đảng nghe Phòng 15 báo cáo công tác.

09h30:

- Họp Ban cán sự đảng quý IV/2024.

14h00:

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

 

Thứ 3, 21/01/2025: 

06h30:

- Đ/c Viện trưởng viếng nghĩa trang liệt sĩ tỉnh.

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT và Phòng 1 họp liên ngành tại CQCSĐT Công an tỉnh.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

09h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Lễ kết nạp đảng viên (tại hội trường).

10h00:

- Đ/c Viện trưởng họp Chi bộ. 

14h00: 

- Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Phó Trưởng phòng 1 (tại hội trường, thành phần: Lãnh đạo Viện và toàn thể công chức).

14h30:

Hội nghị giao ban trực tuyến công tác kiểm sát tháng 01/2025 (như Lễ công bố và trao quyết định).

15h30:

- Đ/c Thanh - PVT và đ/c Thảo - PVT thăm, chúc Tết tại Phân trại K3 Trại giam Xuân Phước.

 

Thứ 4, 22/01/2025: 

07h00:

- Đ/c Viện trưởng và Văn phòng thăm, tặng quà tại xã Phước Tân, huyện Sơn Hòa nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT tham gia họp xét giảm án tại Trại giam Xuân Phước.

10h00:

- Đ/c Viện trưởng, đ/c Thảo - PVT thăm, chúc tết tại Trại giam Xuân Phước.

15h00:

- Tổng vệ sinh cơ quan (từ 15h00 dọn trong phòng làm việc, hành lang; từ 16h00 tập trung dọn phòng đọc báo, khuôn viên cơ quan).

 

Thứ 5, 23/01/2025:  

08h00:

- Đ/c Viện trưởng thăm, tặng quà các đồng chí nguyên Lãnh đạo VKSND tỉnh nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 8 báo cáo công tác.

 

Thứ 6, 24/01/2025:

07h30:

- Lãnh đạo Viện làm việc tại cơ quan.

 

Thứ 7, 25/01/2025 (26/12 Âm lịch):

Nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Từ ngày 25/01/2025 (26/12 ÂL) đến ngày 02/02/2025 (mùng 5 tháng Giêng ÂL)

Phân công trực nghiệp vụ, trực cơ quan

 

Thứ 2, 03/02/2025 (Mùng 6 tháng Giêng):

07h30:

- Gặp mặt đầu Xuân Ất Tỵ (toàn thể cơ quan).

08h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Hội nghị giao ban Tỉnh ủy.