Thứ Năm, 28/03/2024 15:06 CH

VKSND tối cao hướng dẫn hoạt động phát biểu của Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa xét xử vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (tiếp theo)

Trang Thông tin điện tử VKSND tỉnh tiếp tục giới thiệu một số nội dung hướng dẫn của VKSND tối cao về hoạt động phát biểu của Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa xét xử vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.


Bài viết này xin giới thiệu về một số loại án có tính điển hình, xảy ra phổ biến và thường có sai sót trên thực tế. Yêu cầu đặt ra đối với Kiểm sát viên là cần nghiên cứu, vận dụng để nâng cao chất lượng phát biểu. Quá trình nghiên cứu, vận dụng, tùy vào đặc điểm cụ thể của mỗi loại án và yêu cầu của đương sự, Kiểm sát viên bám sát vào hồ sơ vụ án cụ thể để phát biểu cho chính xác, toàn diện.


1. Đối với các tranh chấp về dân sự liên quan đến “Tranh chấp quyền sử dụng đất”, “Tranh chấp hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất”
Đối với loại tranh chấp này, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa tập trung vào những vấn đề sau:
- Thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh hay Tòa án cấp huyện khi giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm; tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án hay thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân (viết tắt là UBND).
- Điều kiện thụ lý vụ án: Vụ án có phải qua thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã hay không trước khi khởi kiện ra Tòa án (vụ án tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất phải qua thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp (Điều 203 Luật Đất đai năm 2013); đối với tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì không phải tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã.
- Xác định tư cách đương sự: Hộ gia đình hay cá nhân, lưu ý nếu là hộ gia đình thì phải xem xét đưa đầy đủ các thành viên hộ gia đình vào tham gia tố tụng theo khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013.
- Xác định các giấy tờ về sử dụng đất và nguồn gốc đất tranh chấp: Đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (viết tắt là GCNQSDĐ) hay chưa, nếu chưa được cấp GCNQSDĐ thì có một trong các giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và các giấy tờ khác có liên quan không; việc xác nhận của UBND về quá trình hình thành, quản lý và sử dụng đất.
- Nghiên cứu hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Quá trình kê khai, đăng kí và sử dụng đất, văn bản quy định về thẩm quyền, quy trình, thủ tục cấp GCNQSDĐ để xem xét tính hợp pháp của việc cấp GCNQSDĐ.
- Các giao dịch liên quan và sự kiện pháp lý làm phát sinh tranh chấp (hợp đồng tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp... hay được thừa kế).
- Các tài liệu liên quan đến thẩm định, đo đạc, định giá tài sản tranh chấp nhằm xác định đúng thực trạng, vị trí, giá trị đất khi bồi thường, tính án phí.
- Xác định công sức đóng góp đầu tư, duy trì, cải tạo quyền sử dụng đất, hiện tại ai là người trực tiếp quản lý, sử dụng đất tranh chấp.
- Đối với hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất cần xem xét ý kiến của đương sự về giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng khi bị tuyên vô hiệu theo quy định tại điểm 2, mục III Văn bản giải đáp số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của TAND tối cao.


2. Vụ án “Tranh chấp về thừa kế tài sản”
Đối với loại tranh chấp này, hoạt động phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa tập trung vào những vấn đề sau:
- Thời điểm mở thừa kế (ngày, tháng, năm người để lại di sản chết hoặc ngày được Tòa án xác định của người bị tuyên bố là đã chết, địa điểm mở thừa kế).
- Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế (Điều 623 BLDS năm 2015) và có đương sự nào yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu không? (khoản 2 Điều 184 BLTTDS 2015).
- Thừa kế có di chúc hay không có di chúc? Nếu có di chúc thì xác định hình thức của di chúc và ngày lập di chúc (Điều 628, 629 BLDS năm 2015), nội dung di chúc có hợp pháp không (Điều 630, 631 BLDS năm 2015). Trường hợp di chúc hợp pháp thì cần lưu ý những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc, gồm con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con thành niên nhưng không có khả năng lao động (Điều 644 BLDS năm 2015).
- Hàng thừa kế và diện thừa kế, có thừa kế thế vị không.
- Lưu ý những trường hợp từ chối nhận di sản, xem xét việc từ chối này có nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình với người khác không (Điều 620 BLDS năm 2015), những người không được quyền hưởng di sản (Điều 621 BLDS năm 2015).
- Di sản thừa kế gồm những gì? có tranh chấp không (ví dụ di sản là quyền sử dụng đất đang thế chấp vay tiền ngân hàng), nếu có phải xem xét việc Tòa án có đưa người liên quan vào tham gia tố tụng không. Đối với di sản dùng vào việc thờ cúng, thì lưu ý việc hạn chế phân chia di sản bằng hiện vật.
- Nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại.
- Công sức của người bảo quản, tôn tạo di sản thừa kế.
- Yêu cầu của các bên đương sự có hay không hoặc nhường kỷ phần của mình cho ai và trách nhiệm đối với các nghĩa vụ của người chết để lại di sản, yêu cầu của đương sự chia di sản bằng hiện vật hay bằng giá trị (tiền); nếu phải chia bằng hiện vật thì diện tích đất tối thiểu được chia có đủ điều kiện để tách thửa, điều kiện xây dựng công trình theo quy định của UBND cấp tỉnh hay không? Nguyên nhân dẫn đến việc tranh chấp, nguyện vọng của đương sự trong việc giải quyết tranh chấp.
- Đối với di sản là quyền sử dụng đất phải xác định đất là di sản thừa kế là loại đất gì (đất thổ cư, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp....); diện tích đất đó đã được Nhà nước giao cho người khác, đưa vào tập đoàn, hợp tác xã... trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa trước đây chưa? Đất đó được cấp GCNQSDĐ hay chưa. Nếu có GCNQSDĐ thì phải xác định diện tích được cấp và diện tích thực tế đang sử dụng. Nếu chưa được cấp GCNQSDĐ thì có các loại giấy tờ theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 hay không?...(còn nữa).


THU ANH

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 25/3/2024:

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

08h15:

- Họp giao ban Lãnh đạo Viện.

14h00:

- Họp Ban cán sự đảng cho ý kiến về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2021-2026, 2026-2031 (Bước 1).

15h00:

- Hội nghị tập thể lãnh đạo đơn vị mở rộng giới thiệu nhân sự trong quy hoạch để bổ nhiệm chức vụ Phó Trưởng phòng 8 VKSND tỉnh (Thành phần: Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Viện, Đảng ủy viên, Trưởng phòng và tương đương thuộc VKSND tỉnh).

- Hội nghị Ban cán sự đảng, lãnh đạo VKSND tỉnh thảo luận và giới thiệu nhân sự bổ nhiệm chức vụ Phó Trưởng phòng 8.

Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy ý kiến giới thiệu nhân sự bổ nhiệm chức vụ Phó Trưởng phòng 8 (Thành phần: Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Viện, Đảng ủy viên, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương; Trưởng các đoàn thể).

Hội nghị Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Viện nhận xét, đánh giá và giới thiệu nhân sự bổ nhiệm chức vụ Phó Trưởng phòng 8.

 

 Thứ 3, 26/3/2024: 

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT và Đoàn kiểm tra kiểm tra công tác THQCT, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;  tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do bị can không phạm tội tại VKSND huyện Tây Hòa.

09h00:

- Đ/c Viện trưởng và Phó Chánh Văn phòng phụ trách dự Hội nghị phát động và ký kết giao ước thi đua năm 2024 của Cụm thi đua số 8 tại VKS tỉnh Bình Định.

14h00:

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 7 báo cáo án.

 

Thứ 4, 27/3/2024: 

08h00:

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

09h00:

- Họp nữ công quý I/2024.

14h00:

- Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy ý kiến về danh sách nhân sự dự kiến bổ sung quy hoạch cấp ủy và các chức danh chủ chốt (Bước 2) (thành phần: Đảng ủy viên; Bí thư, Phó Bí thư các chi bộ; Trưởng các đoàn thể cơ quan).

- Họp Đảng ủy biểu quyết về danh sách nhân sự bổ sung quy hoạch cấp ủy và các chức danh chủ chốt (Bước 3).

15h30:

- Tổ chức lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Trưởng phòng 8 và gặp mặt công chức trước khi nghỉ hưu (thành phần: Lãnh đạo Viện, Đảng ủy, BCH Công đoàn VKSND tỉnh, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương, lãnh đạo và công chức Phòng 8 VKSND tỉnh).

 

Thứ 5, 28/3/2024: 

07h45:

- Hội nghị trực tuyến triển khai Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở trong ngành KSND năm 2024 do VKSND tối cao tổ chức (thành phần: Lãnh đạo Viện và toàn thể công chức, người lao động).

13h30:

- Đ/c Viện trưởng nghe VKSND huyện Tuy An báo cáo công tác và dự Lễ ký kết Quy chế phối hợp với UBND huyện Tuy An (mời Trưởng phòng 15, Chánh Thanh tra, Phó Chánh Văn phòng phụ trách dự).

 

Thứ 6, 29/3/2024:

06h30:

- Đ/c Viện trưởng dự các hoạt động Giải vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 năm 2024 tại tỉnh Phú Yên (03 ngày).

08h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 15.

- Đ/c Thanh - PVT và Đoàn kiểm tra kiểm tra công tác THQCT, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;  tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do bị can không phạm tội tại VKSND huyện Sơn Hòa.

14h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Khối cơ quan, doanh nghiệp tỉnh lần thứ 17.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 8 báo cáo công tác.

 

Thứ 7, 30/3/2024: 

06h30:

- Đ/c Viện trưởng dự các hoạt động Giải vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 năm 2024 tại tỉnh Phú Yên.

Phân công trực cơ quan  

 

Chủ nhật, 31/3/2024:

07h30: 

- Đ/c Viện trưởng dự các hoạt động Giải vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 năm 2024 tại tỉnh Phú Yên.

 

Phân công trực cơ quan