Thứ Sáu, 29/03/2024 22:14 CH

VKSND tối cao hướng dẫn một số kỹ năng của Kiểm sát viên khi kiểm sát thi hành án dân sự về thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế (Phần 3)

Ngày 07/6/2021, VKSND tối cao ban hành Hướng dẫn số 26/HD-VKSTC hướng dẫn một số kỹ năng của Kiểm sát viên khi kiểm sát thi hành án dân sự về thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Trang thông tin điện tử VKSND tỉnh Phú Yên tiếp tục giới thiệu những nội dung cơ bản của Hướng dẫn này.

Về kỹ năng kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án

Khi kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án, xác minh tài sản để thi hành án, Kiểm sát viên thực hiện theo quy định tại Điều 10 Quy chế số 810. Về nội dung xác minh điều kiện thi hành án nói chung phải tuân thủ theo quy định tại Điều 44 Luật THADS, Điều 9 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, Điều 3 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSTC ngày 01/8/2016 của liên ngành Bộ Tư pháp, TAND tối cao, VKSND tối cao quy định một số vấn đề về thủ tục THADS và phối hợp liên ngành trong THADS, cụ thể là: Kiểm sát việc xác minh tài sản, thu nhập, các điều kiện khác để thi hành án; đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm thì còn phải xác minh tại cơ quan có chức năng đăng ký tài sản, giao dịch đó...; xác minh tại cơ quan, tổ chức khác có liên quan đang quản lý, bảo quản, lưu giữ thông tin về tài sản, tài khoản của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan chuyên môn hoặc mời, thuê chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh trong trường hợp cần thiết; lập biên bản thể hiện đầy đủ kết quả xác minh có xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi tiến hành xác minh.

Đối với bản án, quyết định của Tòa án tuyên áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, khi xác minh phải làm rõ được thực trạng tài sản, thực trạng việc sở hữu, quản lý, sử dụng tài sản... so với bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên (ví dụ: số tiền thực có trong tài khoản bị phong tỏa; diện tích quyền sử dụng đất, diện tích và tình trạng tài sản, công trình gắn liền với đất; tình trạng tranh chấp nếu có...). Trên cơ sở kết quả xác minh, đối chiếu với nội dung bản án, lệnh, quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế, nếu xác định có sự khác nhau hoặc chưa rõ ràng thì chưa đủ căn cứ để tổ chức thi hành án. Do đó, cơ quan THADS phải yêu cầu, kiến nghị Tòa án giải thích, đính chính, sửa chữa, bổ sung, giải quyết yêu cầu, kiến nghị đối với bản án, quyết định theo quy định tại Điều 179 Luật THADS, các Điều 268, 486 và 487 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Trường hợp cơ quan THADS không áp dụng quyền yêu cầu, kiến nghị thì Kiểm sát viên đề xuất lãnh đạo Viện thực hiện quyền yêu cầu cơ quan THADS thực hiện để làm căn cứ tổ chức thi hành án.

Trường hợp cơ quan THADS đã thực hiện yêu cầu, kiến nghị đối với cơ quan Tòa án thì Kiểm sát viên phải kiểm sát việc giải quyết yêu cầu, kiến nghị của cơ quan THADS. Đồng thời, thực hiện quyền kiến nghị của Viện kiểm sát đối với cơ quan Tòa án khi phát hiện việc giải thích, đính chính, sửa chữa, bổ sung bản án, lệnh, quyết định có vi phạm theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 5 Quy chế số 810.

Để thu hồi tối đa tài sản trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng, Kiểm sát viên đặc biệt lưu ý kiểm sát việc xác minh hoặc trực tiếp xác minh việc chuyển dịch quyền về tài sản (quyền sở hữu, sử dụng hoặc góp vốn) qua nhiều chủ sở hữu (thực hiện kể từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật) để xác định dấu hiệu “tẩu tán tài sản, từ đó yêu cầu cơ quan THADS thực hiện việc kê biên tài sản để thi hành án.

Đối với tài sản đã được Tòa án tuyên “tịch thu sung vào Ngân sách nhà nước” (thường là án tham nhũng) và đã có Lệnh kê biên tài sản của cơ quan tiến hành tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, Kiểm sát viên cần xác định “Lệnh kê biên tài sản” hay quyết định duy trì “Lệnh kê biên tài sản” là một dạng Quyết định của Tòa án. Do đó, nếu kết quả xác minh về tài sản (tài sản thực tế) có sự chênh lệch so với nội dung bản án, quyết định của Tòa án tuyên hoặc nội dung Lệnh kê biên tài sản thì cơ quan THADS phải áp dụng quyền yêu cầu Tòa án giải thích, đính chính... bản án, quyết định đã ban hành.

Theo quy định tại Điều 128 Bộ luật TTHS năm 2015, thì “...chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại...”; quy định Điều 45 Bộ luật Hình sự năm 2015, Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 1999, thì không “tịch thu tài sản” đối với tội phạm ít nghiêm trọng và kết quả định giá sơ bộ tài sản của bị can, bị cáo trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử không còn phù hợp với giá trị tài sản thực tế khi đến giai đoạn thi hành án nên nhiều “tài sản để thi hành án” không được kê biên trong giai đoạn tố tụng. Do đó, Kiểm sát viên cần tăng cường kiểm sát việc xác minh, hoặc trực tiếp xác minh để “tìm” tài sản thi hành án.

Về kỹ năng kiểm sát việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án

Khi kiểm sát việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, Kiểm sát viên thực hiện theo các quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật THADS và Điều 13 Quy chế số 810. Kiểm sát viên lưu ý một số nội dung sau:

Hiện nay, Luật THADS và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan chưa quy định chi tiết, cụ thể về các bước trong thực hiện xác minh về thi hành án trước khi áp dụng biện pháp “tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản”. Tuy nhiên, để có căn cứ ban hành quyết định “tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đi hiện trạng về tài sản”, ngoài việc xác minh về thông tin tài sản tại cơ quan có thẩm quyền trước khi kê biên tài sản theo Điều 89 Luật THADS, Chấp hành viên còn phải xác minh sơ bộ giá trị tài sản để lựa chọn tài sản, phần tài sản “tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết” theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 62/2016/NĐ-CP.

Thực tế, việc thi hành án thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế thường liên quan đến nhiều tài sản, tọa tại nhiều địa phương khác nhau. Trong khi đó, khoản 2 Điều 55 Luật THADS quy định “trường hợp người phải thi hành án có tài sản... ở nhiều địa phương thì Thủ trưởng cơ quan THADS ủy thác thi hành án từng phần cho cơ quan THADS nơi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án để thi hành phần nghĩa vụ của họ”. Như vậy, không được ủy thác đồng thời cho nhiều cơ quan THADS xử lý các tài sản của người phải thi hành án ngay cả khi xác định sơ bộ việc xử lý toàn bộ tài sản cũng không đủ để thanh toán nghĩa vụ thi hành án; nhất thiết phải xử lý xong tài sản tạm giữ, thu giữ, tài sản kê biên, sau đó ủy thác tiếp cho nơi đủ điều kiện. Quy định này hiện nay được xác định là một trong những bất cập khi tổ chức thi hành án có áp dụng biện pháp bảo đảm để xử lý tài sản nói chung và thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế nói riêng.

Để đảm bảo nguyên tắc thu tối đa tài sản, tránh tình trạng đương sự “tu tán” tài sản thi hành án, tài sản để thi hành án bị hư hỏng, bị giảm giá trị trong quá trình tổ chức thi hành án nói chung và thi hành án thu hồi tài sản ở nhiều địa bàn khác nhau, Kiểm sát viên cần lưu ý kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án của Chấp hành viên và cơ quan THADS.

Khi kiểm sát, Kiểm sát viên xem xét tài liệu, các Biên bản làm việc, văn bản ủy quyền xác minh về thi hành án của cơ quan THADS đang tổ chức thi hành đối với các tài sản để thi hành án ở các địa phương khác nhau, văn bản trả lời của cơ quan THADS được ủy quyền... hoặc Kiểm sát viên có thể trực tiếp xác minh (khi có căn cứ cho rằng kết quả xác minh của Chấp hành viên, cơ quan THADS không khách quan, không chính xác và được sự đồng ý của lãnh đạo Viện). Trên cơ sở kết quả kiểm sát việc xác minh, kết quả trực tiếp xác minh, Kiểm sát viên xác định việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án (ban hành Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm) của Chấp hành viên theo quy định tại khoản 4 Điều 69 Luật THADS là đủ hay chưa đủ cơ sở. Thông thường, biện pháp phong tỏa tài khoản và tạm giữ tài sản, giấy tờ được Chấp hành viên áp dụng do đã có thông tin rõ ràng, cụ thể nơi đang quản lý tài sản nên ít xảy ra vi phạm; biện pháp đảm bảo “tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản” thường có vi phạm khi không xác minh làm rõ tài sản thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án trước khi ban hành quyết định áp dụng.

Khi phát hiện vi phạm của Chấp hành viên, cơ quan THADS trong việc áp dụng biện pháp đảm bảo, Kiểm sát viên cần tham mưu, báo cáo, đề xuất để lãnh đạo Viện ban hành Yêu cầu Chấp hành viên, cơ quan THADS đã ra quyết định thu hồi quyết định áp dụng biện pháp đảm bảo (nếu có đủ hồ sơ, tài liệu, xác định việc ra quyết định là không có cơ sở) hoặc yêu cầu Chấp hành viên, cơ quan THADS đã ra quyết định tiến hành xác minh bổ sung để có đủ cơ sở ra quyết định (Lưu ý, không thực hiện yêu cầu thu hồi quyết định, sau đó xác minh bổ sung - tránh tình trạng đương sự tẩu tán tài sản trong giai đoạn quyết định bị thu hồi và không được áp dụng biện pháp đảm bảo). Trường hợp xác định việc áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp đảm bảo là vi phạm thì Kiểm sát viên phải tham mưu, đề xuất lãnh đạo Viện ban hành kiến nghị hoặc kháng nghị đối với hành vi của Chấp hành viên, thủ trưởng cơ quan THADS theo quy định tại Điều 28 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 nhằm kịp thời khắc phục vi phạm…(còn nữa).

GIANG HÀ

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 25/3/2024:

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

08h15:

- Họp giao ban Lãnh đạo Viện.

14h00:

- Họp Ban cán sự đảng cho ý kiến về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2021-2026, 2026-2031 (Bước 1).

15h00:

- Hội nghị tập thể lãnh đạo đơn vị mở rộng giới thiệu nhân sự trong quy hoạch để bổ nhiệm chức vụ Phó Trưởng phòng 8 VKSND tỉnh (Thành phần: Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Viện, Đảng ủy viên, Trưởng phòng và tương đương thuộc VKSND tỉnh).

- Hội nghị Ban cán sự đảng, lãnh đạo VKSND tỉnh thảo luận và giới thiệu nhân sự bổ nhiệm chức vụ Phó Trưởng phòng 8.

Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy ý kiến giới thiệu nhân sự bổ nhiệm chức vụ Phó Trưởng phòng 8 (Thành phần: Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Viện, Đảng ủy viên, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương; Trưởng các đoàn thể).

Hội nghị Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Viện nhận xét, đánh giá và giới thiệu nhân sự bổ nhiệm chức vụ Phó Trưởng phòng 8.

 

 Thứ 3, 26/3/2024: 

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT và Đoàn kiểm tra kiểm tra công tác THQCT, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;  tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do bị can không phạm tội tại VKSND huyện Tây Hòa.

09h00:

- Đ/c Viện trưởng và Phó Chánh Văn phòng phụ trách dự Hội nghị phát động và ký kết giao ước thi đua năm 2024 của Cụm thi đua số 8 tại VKS tỉnh Bình Định.

14h00:

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 7 báo cáo án.

 

Thứ 4, 27/3/2024: 

08h00:

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

09h00:

- Họp nữ công quý I/2024.

14h00:

- Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy ý kiến về danh sách nhân sự dự kiến bổ sung quy hoạch cấp ủy và các chức danh chủ chốt (Bước 2) (thành phần: Đảng ủy viên; Bí thư, Phó Bí thư các chi bộ; Trưởng các đoàn thể cơ quan).

- Họp Đảng ủy biểu quyết về danh sách nhân sự bổ sung quy hoạch cấp ủy và các chức danh chủ chốt (Bước 3).

15h30:

- Tổ chức lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Trưởng phòng 8 và gặp mặt công chức trước khi nghỉ hưu (thành phần: Lãnh đạo Viện, Đảng ủy, BCH Công đoàn VKSND tỉnh, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương, lãnh đạo và công chức Phòng 8 VKSND tỉnh).

 

Thứ 5, 28/3/2024: 

07h45:

- Hội nghị trực tuyến triển khai Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở trong ngành KSND năm 2024 do VKSND tối cao tổ chức (thành phần: Lãnh đạo Viện và toàn thể công chức, người lao động).

13h30:

- Đ/c Viện trưởng nghe VKSND huyện Tuy An báo cáo công tác và dự Lễ ký kết Quy chế phối hợp với UBND huyện Tuy An (mời Trưởng phòng 15, Chánh Thanh tra, Phó Chánh Văn phòng phụ trách dự).

 

Thứ 6, 29/3/2024:

06h30:

- Đ/c Viện trưởng dự các hoạt động Giải vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 năm 2024 tại tỉnh Phú Yên (03 ngày).

08h00:

- Đ/c Viện trưởng, đ/c Thanh - PVT họp tại Cơ quan CSĐT Công an tỉnh.

14h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Khối cơ quan, doanh nghiệp tỉnh lần thứ 17.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 8 báo cáo công tác.

 

Thứ 7, 30/3/2024: 

06h30:

- Đ/c Viện trưởng dự các hoạt động Giải vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 năm 2024 tại tỉnh Phú Yên.

Phân công trực cơ quan  

 

Chủ nhật, 31/3/2024:

07h30: 

- Đ/c Viện trưởng dự các hoạt động Giải vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 năm 2024 tại tỉnh Phú Yên.

 

Phân công trực cơ quan