Thứ Ba, 21/01/2025 05:35 SA

Chuyên đề: Cán bộ Kiểm sát học tập và làm theo lời dạy Chỉ tịch Hồ Chí Minh “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.

Hưởng ứng tinh thần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2014 về “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm”, chi bộ Phòng THQCT – KSĐT – KSXX STHS án Kinh tế & Chức vụ đã tổ chức sinh hoạt với chuyên đề Cán bộ kiểm sát học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”


Xuất phát từ nhiệm vụ chính trị mà Lãnh đạo viện giao cho chi bộ là THQCT – KSĐT – KSXX STHS án Kinh tế & Chức vụ, nếu chúng ta không quán triệt thực hiện nghiêm túc năm đức tính mà Bác đã dạy đối với cán bộ ngành kiểm sát thì chúng ta không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đặc biệt hiện nay toàn ngành Kiểm sát đang hưởng ứng cuộc vận động tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vì vậy chúng ta phải thực hiện tốt lời dạy của Bác là việc làm thiết thực để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.


Từ chức năng nhiệm vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, trong đó Viện KSND có trách nhiệm cùng với Tòa án, Công an… phòng ngừa và chống tội phạm, xử lý kịp thời nghiêm minh các loại tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp, đảm bảo mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật. Khi thực hiện nhiệm vụ, tất yếu sẽ đụng chạm đến sinh mệnh, tự do, danh dự, các quyền và lợi ích của con người, nếu chúng ta làm oan thì không những bản thân người đó đau khổ mà người nhà của họ cũng đau khổ do vậy đòi hỏi cán bộ kiểm sát phải thận trọng nghiên cứu, đánh giá sự việc một cách chính xác, trung thực, công bằng, tôn trọng sự thật, phải có cái tâm trong sáng, phải tạo lập bản lĩnh chính trị vững vàng, đứng về lẽ phải và kiên quyết bảo vệ lẽ phải. Muốn vậy chúng ta phải rèn luyện và làm cho được 5 đức tính mà Bác Hồ đã dạy.


Trải qua 54 năm xây dựng và trưởng thành các thế hệ cán bộ kiểm sát luôn học tập và nhận thức sâu sắc lời dạy của Bác Hồ trong mỗi công việc, nhiệm vụ được giao, lời dạy của Bác đối với cán bộ ngành kiểm sát đã và đang có ý nghĩa thiết thực như từng lúc thôi thúc chúng ta phấn đấu rèn luyện, trưởng thành, hoàn thiện mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao phó.


Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh viết và nói rất nhiều về đạo đức, tác phong của người cán bộ cách mạng. Người cho rằng điều chủ chốt nhất của đạo đức cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm; đó là đạo đức mới, đạo đức đó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người. Cả cuộc đời, sự nghiệp của mình, Người luôn nhắc nhở, căn dặn người cán bộ cách mạng phải trau dồi đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi vấn đề xây dựng bản lĩnh chính trị, bản chất giai cấp là mấu chốt của người cán bộ cách mạng. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, bản lĩnh chính trị của người cán bộ Kiểm sát không thể tách rời bản lĩnh chung của người cán bộ cách mạng, Bác dạy rằng: “ Cán bộ Kiểm sát còn phải Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Lời dạy của Người là chuẩn mực đạo đức cách mạng của người cán bộ Kiểm sát, để mỗi cán bộ, đảng viên của ngành kiểm sát nhân dân phấn đấu rèn luyện, coi đó là phương châm giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cả về chính trị tư tưởng, về kiến thức pháp luật và về nghiệp vụ kiểm sát.


Người cán bộ Kiểm sát phải công minh, nghĩa là phải luôn công bằng, sáng suốt trong công việc. Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp phải luôn theo đúng lẽ phải, không thiên vị, nhận thức rõ ràng và giải quyết các vấn đề một cách đúng đắn, không sai lầm. Cái tâm của người cán bộ Kiểm sát có trong sáng việc xem xét và quyết định mọi việc mới công bằng. Người cán bộ Kiểm sát phải công tâm khi thực hiện nhiệm vụ, không thể vì tiền tài, vật chất, vì lợi ích riêng tư mà làm trái pháp luật, trái với lẽ công bằng. Theo Bác, người cán bộ Kiểm sát không chỉ công minh mà còn chính trực trong công việc. Phẩm chất chính trực đòi hỏi người cán bộ Kiểm sát trong công việc của mình phải có bản lĩnh, ngay thẳng, chân thành theo đúng lẽ phải, không gian dối, không thiên vị, không mờ ám, luôn coi trọng công việc. Đức tính “công minh, chính trực” của người cán bộ Kiểm sát thể hiện khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp phải luôn nắm vững căn cứ pháp luật và các chính sách của Đảng để vận dụng trong từng trường hợp cụ thể. Mọi hành vi pháp lý của cán bộ, Kiểm sát viên phải xuất phát từ quy định của pháp luật, trong khuôn khổ của pháp luật, đảm bảo việc xử lý vi phạm pháp luật đúng người, đúng tội, không được làm oan, sai, không được bỏ lọt tội phạm và vi phạm pháp luật. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, người cán bộ Kiểm sát phải độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.


Để đảm bảo sự công minh, chính trực Bác còn yêu cầu người cán bộ Kiểm sát phải có tác phong và phương pháp làm việc khách quan, thận trọng và khiêm tốn. Tính khách quan của người cán bộ Kiểm sát biểu hiện ở chỗ, khi giải quyết công việc, người cán bộ Kiểm sát phải luôn xuất phát từ thực tế, thể hiện một cách trung thực, không suy diễn, không xuyên tạc, bóp méo sự thật, không nhìn nhận, đánh giá một cách chủ quan, phiếm diện, định kiến cá nhân. Phải đi sâu tìm hiểu, phân tích, làm rõ bản chất của sự việc, dựa vào những cơ sở khoa học, chứng lý thực tế để đưa ra quyết định giải quyết sự việc một cách phù hợp, chính xác.


Thận trọng cũng chính là biểu hiện của tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật của người cán bộ Kiểm sát. Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trên các lĩnh vực người cán bộ Kiểm sát phải tận tâm tận lực với công việc, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ việc phải đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, tổng hợp đánh giá mọi tình tiết, điều kiện, hoàn cảnh của sự việc thực tế xảy ra; đối chiếu với quy định của pháp luật, từ đó xác định đầy đủ cơ sở pháp lý, cơ sở đó tham mưu báo cáo đề xuất cho cho lãnh đao viện quyết định xử lý vụ việc đúng pháp luật, nghiêm minh và kịp thời, không được vội vàng, hấp tấp hay do dự quá làm chậm tiến độ xử lí.

Sự khiêm tốn của người cán bộ Kiểm sát có nghĩa là luôn có ý thức và thái độ đúng mực trong việc nhìn nhận và đánh giá bản thân; không tự lấy làm thỏa mãn về những gì mình đã đạt được mà không tự phấn đấu học tập để tiếp tục vươn lên; không tự đánh giá mình quá cao và tỏ coi thường người khác; không quan liêu, cửa quyền, hống hách. Trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật là vô cùng khó khăn, phức tạp, có thật sự khiêm tốn, cầu thị thì mới chiếm được tình cảm và sự tin tưởng của nhân dân, đồng thời mới phối hợp tốt với các ngành, đặc biệt là với các cơ quan tư pháp để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ.


Gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, công chức ngành Kiểm sát nhân dân hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng lời dạy của Người đối với cán bộ kiểm sát. Đây là động lực, cũng là tiêu chí để xác định rõ yêu cầu, tiêu chuẩn của người cán bộ Kiểm sát trong tiến trình cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.


Trong hành động: Năm đức tính mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy đối với cán bộ Kiểm sát là phải Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn. Đây là chuẩn mực đạo đức cách mạng của người cán bộ Kiểm sát, là phương châm giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cả về chính trị tư tưởng, về kiến thức pháp luật và về nghiệp vụ kiểm sát. Năm đức tính có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời hay thay thế mà đòi hỏi người cán bộ phải hội đủ, nếu không nêu cao trách nhiệm, thận trọng nghiên cứu tổng hợp đánh giá, quyết định hay đề xuất xử lý mà vội vàng hấp tấp sẽ không đảm bảo chính xác, nếu không chính xác thì không đảm bảo khách quan, không khách quan thì sẽ không thể công minh, chính trực, vì vậy để đảm bảo xử lý vụ việc được công minh chính trực thì chúng ta phải khách quan và phải thận trọng và ngược lại nếu không khiêm tốn, tự cao tự đại, không lắng nghe người khác nói thì chúng ta cũng không thể có sự ủng hộ đồng thuận, sẽ không mang lại hiệu quả công việc và dễ dẫn tới việc nhìn nhận đánh giá vụ việc không khách quan.


Có thể nói, 5 đức tính mà Bác Hồ đã dạy đối với cán bộ ngành kiểm sát "Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn" là kim chỉ nam cho mỗi cán bộ kiểm sát trên con đường thực hiện nhiệm vụ đầy chông gai của mình.


Chi bộ Phòng 1 – Viện KSND tỉnh Phú Yên.

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 20/01/2025:

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

08h00:

- Họp giao ban Lãnh đạo Viện.

08h30:

- Họp Ban cán sự đảng nghe Phòng 15 báo cáo công tác.

09h30:

- Họp Ban cán sự đảng quý IV/2024.

14h00:

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

 

Thứ 3, 21/01/2025: 

06h30:

- Đ/c Viện trưởng viếng nghĩa trang liệt sĩ tỉnh.

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT và Phòng 1 họp liên ngành tại CQCSĐT Công an tỉnh.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

09h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Lễ kết nạp đảng viên (tại hội trường).

10h00:

- Đ/c Viện trưởng họp Chi bộ. 

14h00: 

- Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Phó Trưởng phòng 1 (tại hội trường, thành phần: Lãnh đạo Viện và toàn thể công chức).

14h30:

Hội nghị giao ban trực tuyến công tác kiểm sát tháng 01/2025 (như Lễ công bố và trao quyết định).

15h30:

- Đ/c Thanh - PVT và đ/c Thảo - PVT thăm, chúc Tết tại Phân trại K3 Trại giam Xuân Phước.

 

Thứ 4, 22/01/2025: 

07h00:

- Đ/c Viện trưởng và Văn phòng thăm, tặng quà tại xã Phước Tân, huyện Sơn Hòa nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT tham gia họp xét giảm án tại Trại giam Xuân Phước.

10h00:

- Đ/c Viện trưởng, đ/c Thảo - PVT thăm, chúc tết tại Trại giam Xuân Phước.

15h00:

- Tổng vệ sinh cơ quan (từ 15h00 dọn trong phòng làm việc, hành lang; từ 16h00 tập trung dọn phòng đọc báo, khuôn viên cơ quan).

 

Thứ 5, 23/01/2025:  

08h00:

- Đ/c Viện trưởng thăm, tặng quà các đồng chí nguyên Lãnh đạo VKSND tỉnh nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 8 báo cáo công tác.

 

Thứ 6, 24/01/2025:

07h30:

- Lãnh đạo Viện làm việc tại cơ quan.

 

Thứ 7, 25/01/2025 (26/12 Âm lịch):

Nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Từ ngày 25/01/2025 (26/12 ÂL) đến ngày 02/02/2025 (mùng 5 tháng Giêng ÂL)

Phân công trực nghiệp vụ, trực cơ quan

 

Thứ 2, 03/02/2025 (Mùng 6 tháng Giêng):

07h30:

- Gặp mặt đầu Xuân Ất Tỵ (toàn thể cơ quan).

08h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Hội nghị giao ban Tỉnh ủy.