Thứ Bảy, 21/12/2024 18:37 CH

Kiểm sát viên kể chuyện: Đi tìm nguồn cội

Là cán bộ kiểm sát, bản thân tôi cứ băn khoăn nhưng thật sự tôi không dám tiết lộ với một ai. Có lần tôi thử hỏi đồng nghiệp: Bối cảnh ra đời của ngành kiểm sát nhân dân và Bác Hồ kính yêu dạy cán bộ kiểm sát phải: “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” trong điều kiện, hoàn cảnh nào vậy?. Câu hỏi vừa đùa, vừa thật đó của tôi không được đồng nghiệp phúc đáp. Từ đó, tôi cố tìm tòi, nghiên cứu để tìm hiểu sâu hơn về những sự kiện quan trọng của ngành Kiểm sát nhân dân. Bởi vì, khi trở thành cán bộ Kiểm sát, nhiệm vụ đầu tiên là phải tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức và làm theo lời dạy của Bác, cán bộ Kiểm sát phải: Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn, thế nhưng không biết lời dạy của Bác ra đời trong điều kiện, hoàn cảnh nào thì chẳng khác gì cây không có cội, sông không có nguồn!


Trong sự thầm kín đó, tôi luôn tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của ngành KSND và xuất xứ lời dạy của Bác đối với ngành Kiểm sát. Tôi đọc nhiều bài của nhiều tác giả viết về ngành KSND nhưng vẫn chỉ là lời kêu gọi, là tiêu chí, là mục tiêu phấn đấu… vậy thôi. Để giải tỏa sự băn khoăn của bản thân, tôi bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu tại sao ngành kiểm sát nhân dân thành lập ngày 26/7/1960. Tôi nghiên cứu từ Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 đến Luật Tổ chức VKSND được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá thứ II, kỳ họp thứ nhất, thông qua ngày 15/7/1960. Từ đó tôi hiểu được ngành KSND thành lập ngày 26/7/1969 là ngày Bác ký Lệnh số 20/LCT ngày 26/7/1960 công bố Luật Tổ chức VKSND có hiệu lực thi hành. Theo Hiến pháp năm 1959 Viện kiểm sát nhân dân đã được thành lập. Người Viện trưởng đầu tiên của Viện kiểm sát nhân dân là đồng chí Hoàng Quốc Việt. Qua đó, tôi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Hoàng Quốc Việt, tôi bắt gặp được bài viết của đồng chí Lại Hợp Việt, đăng trên trang Kiểm sát online có đoạn viết: Để chuẩn bị cho việc thành lập VKSND, cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử đồng chí Hoàng Quốc Việt làm Viện trưởng VKSNDTC. Đồng chí Hoàng Quốc Việt là nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng, có sự phản ứng một cách linh hoạt và nhạy cảm đối với những vấn đề đặt ra cho công tác của VKSND. Sự quan tâm của Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng là một vinh dự rất lớn đối với ngành KSND ngay từ khi mới thành lập. Theo lời kể của đồng chí Huỳnh Lắm, cố Phó Viện trưởng VKSNDTC: Chuẩn bị cho việc thành lập VKSND, đồng chí Hoàng Quốc Việt đã giao nhiệm vụ cho đồng chí Huỳnh Lắm cùng với đồng chí Bùi Lâm và đồng chí Nguyễn Văn Ngọc xây dựng dự thảo Luật Tổ chức VKSND năm 1960. Sau khi xây dựng xong dự thảo, đồng chí Hoàng Quốc Việt giao cho đồng chí Bùi Lâm và đồng chí Nguyễn Văn Ngọc đến báo cáo với Hồ Chủ tịch để xin Người cho ý kiến. Đồng chí Bùi Lâm kể lại, khi nghe trình bày về dự thảo Luật Tổ chức của ngành KSND, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đồng ý với dự thảo trên nguyên tắc chung của Hiến pháp năm 1959 đã quy định. Hồ Chủ tịch căn dặn, đại ý là: Với chức năng, nhiệm vụ như vậy, Viện kiểm sát phải có biện pháp cụ thể để thực hiện cho được chức năng, nhiệm vụ đó; đó cũng là trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho VKSND. Là Cơ quan thực hiện chức năng kiểm sát việc chấp hành pháp luật của người khác, ngành Kiểm sát hơn ai hết phải là những người gương mẫu chấp hành pháp luật. Chính vì vậy, khi dặn dò đồng chí Bùi Lâm và đồng chí Nguyễn Văn Ngọc, Bác Hồ kính yêu đã nói: Cán bộ Kiểm sát phải “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Sau khi Luật Tổ chức VKSND được công bố, VKSND được thành lập, đồng chí Hoàng Quốc Việt đã Chỉ thị toàn ngành Kiểm sát phải triển khai thực hiện lời dạy của Bác Hồ, cán bộ Kiểm sát phải: “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Mười chữ vàng mà Bác Hồ đã căn dặn ngành KSND luôn được coi như phương châm hoạt động và rèn luyện đối với từng cán bộ Kiểm sát và được đưa vào nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho ngành KSND. Đến bây giờ, lời dạy của Bác Hồ đối với cán bộ Kiểm sát vẫn luôn được coi là nội dung quan trọng để giảng dạy về đạo đức cho các thế hệ cán bộ Kiểm sát và cho sinh viên các khóa học tại trường của ngành và là tiêu chí phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức của mỗi cán bộ Kiểm sát.


Đến đây, hành trình “đi tìm nguồn cội” của bản thân tôi đã đạt được kết quả, đã giải tỏa sự băn khoăn mà tôi đã ôm ấp từ bấy lâu nay. Qua đó cho thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt và những tình cảm cao quý của Người đối với ngành kiểm sát nhân dân ngay từ trước khi Người ký Lệnh số 20/LCT ngày 26/7/1960 công bố Luật Tổ chức VKSND.


Nhân dịp kỷ niệm 54 năm ngày thành lập ngành KSND (26/7/1960- 26/7/2014), cũng là dịp bản thân tôi nói riêng và mỗi cán bộ ngành kiểm sát nhân dân nói chung có dịp ôn lại truyền thống của ngành Kiểm sát để ra sức tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, đạo đức, học tập và làm theo theo lời dạy của Bác với cán bộ tư pháp phải: “Phụng công thủ pháp, chí công, vô tư”, với cán bộ kiểm sát phải: “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Có như thế, ngành KSND mới xây dựng được đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên: “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”, từ đó tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ và trật tự nội vụ trong ngành KSND để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Hiến pháp đã quy định: “Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”.


Nguồn: Tạp chí Kiểm sát

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 23/12/2024:

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

08h00:

- Họp giao ban Lãnh đạo Viện.

14h00:

- Họp Ủy ban kiểm sát thông qua dự thảo Kế hoạch công tác trọng tâm năm 2025 (tại phòng họp, thành phần: Lãnh đạo Viện, Trưởng phòng; Phó Chánh thanh tra, Phó Trưởng phòng 1, 7 phụ trách).

 

Thứ 3, 24/12/2024: 

08h00:

- Hội nghị trực tuyến giao ban công tác Kiểm sát cuối năm 2024 (tại hội trường, thành phần: Lãnh đạo Viện, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chuyên viên).

14h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

16h00:

- Đ/c Viện trưởng và Trưởng phòng 15 làm việc với Thường trực Thành ủy Tuy Hòa.

 

Thứ 4, 25/12/2024: 

08h00:

- Đ/c Viện trưởng họp chuyên đề HĐND tỉnh khóa VIII.

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 7 báo cáo án.

14h00:

- Hội nghị toàn thể công chức, người lao động góp ý dự thảo Quy chế về tiền thưởng (tại hội trường).

- Đ/c Thanh - PVT dự Hội nghị tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2024 tại UBND TP Tuy Hòa.

 

Thứ 5, 26/12/2024:  

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

15h00:

- Tổng vệ sinh cơ quan (từ 15h00 dọn trong phòng làm việc, hành lang; từ 16h00 tập trung dọn phòng đọc báo, khuôn viên cơ quan).

 

Thứ 6, 27/12/2024:

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 8 báo cáo công tác.

 

Thứ 7, 28/12/2024:

Phân công trực cơ quan

 

Chủ nhật, 29/12/2024:

Phân công trực cơ quan