Thứ Ba, 21/01/2025 05:34 SA

Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân theo lời dạy của Bác qua 60 năm xây dựng và phát triển

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo giáo dục cán bộ, đảng viên phải rèn luyện phẩm chất, đạo đức và đặt vấn đề đạo đức của người cách mạng lên hàng đầu. Người luôn làm gương và yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải có đạo đức cách mạng, phải kết hợp chặt chẽ phẩm chất và năng lực, “hồng” và “chuyên”, “đức” và “tài”, trong đó “đức” là gốc. Mỗi ngành nghề, mỗi tầng lớp Nhân dân, Bác luôn có những lời nói về đạo đức cách mạng thật giản dị mà sâu sắc, thấm thía.


Với ngành Kiểm sát nhân dân, năm 1960, khi nghe Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo và cho ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đầu tiên, Bác Hồ căn dặn các đồng chí Lãnh đạo của Ngành lúc đó phải chú trọng thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật, làm cho pháp luật được chấp hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế dân chủ nhân dân được giữ vững; vì đây là trọng trách mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao cho Viện kiểm sát. Theo Bác: Là cơ quan đi kiểm tra và giám sát việc chấp hành pháp luật của người khác, ngành Kiểm sát nhân dân hơn ai hết phải là những người gương mẫu chấp hành pháp luật; cũng vì vậy, cán bộ Kiểm sát phải: “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.


Ngành kiểm sát được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao cho chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Đây là chức năng, nhiệm vụ đặc thù, do vậy, cán bộ Kiểm sát cũng phải có những phẩm chất đạo đức đặc thù để thực hiện nhiệm vụ ấy. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành, cán bộ Kiểm sát vừa phải có những phẩm chất đạo đức của cán bộ nói chung như “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”; vừa phải có những mục tiêu, lý tưởng cao đẹp của người cán bộ cách mạng, như “Trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua”… ; đồng thời, phải rèn luyện phấn đấu theo năm đức tính tốt đẹp mà Bác Hồ đã đúc kết, dạy bảo đối với cán bộ Kiểm sát “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.


Công minh
là sự công bằng, sáng suốt. Nếu thiếu sự công bằng, sáng suốt hoặc bị tác động, chi phối bởi các yếu tố như tình cảm, tinh thần, vật chất hoặc thiếu hiểu biết, kinh nghiệm mà mất đi sự sáng suốt thì khó có thể đưa ra những quyết định, kết luận chính xác về một vấn đề nào đó và sẽ không đảm bảo sự nghiêm minh, công bằng của pháp luật, khiến cho công lý không được thực thi.


Với ý nghĩa đó, đức tính đầu tiên mà Bác Hồ đòi hỏi người cán bộ Kiểm sát là phải “Công minh”, tức là phải công bằng, sáng suốt trong thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Trong công tác đấu tranh, xử lý tội phạm, việc thực hiện nguyên tắc công bằng phải được đề cao để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức và mọi công dân không bị xâm phạm. Bên cạnh việc thực hiện công bằng phải luôn bảo đảm tính sáng suốt. Nếu không sáng suốt, sẽ không phân biệt được phải trái, trắng đen, có tội hay không có tội, rất dễ dẫn đến oan, sai. Do vậy, khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ Kiểm sát luôn phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để bảo đảm sự công bằng; đồng thời, phải có năng lực, trình độ và lương tâm trong sáng, để giải quyết công việc bảo đảm sự công tâm, minh bạch, rõ ràng.


Đức tính thứ hai mà Bác Hồ yêu cầu người cán bộ Kiểm sát đó là “Chính trực”. Với đức tính này, đòi hỏi người cán bộ Kiểm sát trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp phải luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, ngay thẳng, chân thành, không gian dối, làm đúng lẽ phải, luôn coi trọng công việc, quyết tâm thực hiện công việc được giao một cách tốt nhất, đúng pháp luật, không nể nang đối với những người thân thích, quen biết; không vì lợi ích cá nhân mà né tránh, không dám thẳng thắn đấu tranh bảo vệ công lý, cũng không vì thù oán cá nhân mà xử lý sai đối với người mà mình không có thiện cảm. Đặc biệt phải nắm vững các quy định, căn cứ pháp luật và các chính sách của Đảng để vận dụng đúng trong từng trường hợp cụ thể. Phải có thái độ quyết đoán khi giải quyết công việc, không chần chừ, do dự, né tránh, dám chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. “Mọi hành vi pháp lý của cán bộ, kiểm sát viên phải xuất phát từ các quy định của pháp luật, trong khuôn khổ pháp luật, bảo đảm việc xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan, sai, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội…Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát các họat động tư pháp, người cán bộ Kiểm sát phải độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.


Công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân đạt kết quả ở mức độ nào; Chất lượng và hiệu quả công tác của Kiểm sát viên cao hay thấp, là tùy thuộc ở chỗ có hiểu rõ tính chất và đặc điểm của từng loại tội phạm, hiểu rõ quy luật vận động của tội phạm và sự tồn tại của nó trong những điều kiện lịch sử cụ thể về kinh tế, chính trị, xã hội ra sao. Từ đó, xác định trách nhiệm của Kiểm sát viên không chỉ giải quyết đúng đắn đối với từng vụ án, mà thông qua đó, tổng hợp từng loại tội phạm, cùng với những nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của loại tội phạm đó, để đề xuất với Đảng, Nhà nước áp dụng các biện pháp xử lý một cách đồng bộ, khách quan, đúng quy định pháp luật.


Đức tính “Khách quan” đòi hỏi người cán bộ kiểm sát khi giải quyết công việc phải tôn trọng và bảo vệ sự thật khách quan, chống mọi biểu hiện làm sai lệch hình ảnh vốn có của sự việc trong quá trình điều tra xác định tội phạm và người phạm tội, luôn xuất phát từ thực tế, biểu hiện thực tế một cách trung thực, không suy diễn, không xuyên tạc, không bóp méo sự thật, đánh giá sự việc một cách chủ quan, phiến diện, định kiến cá nhân. Phải đi sâu tìm hiểu, phân tích, làm rõ bản chất sự việc, dựa vào những cơ sở khoa học, cơ sở thực tế để đưa ra quyết định giải quyết sự việc một cách phù hợp, chính xác. Đối tượng tác động của hành vi thực hiện chức năng nhiệm vụ của người cán bộ Kiểm sát là những vấn đề rất cơ bản và quan trọng đối với con người, ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản nhất của con người được Hiến pháp và pháp luật quy định, do vậy người cán bộ Kiểm sát phải luôn khách quan, không được vì bất cứ lý do gì mà thiên lệch trong công việc.


Đối với cán bộ, Kiểm sát viên, Bác Hồ dạy cán bộ kiểm sát phải “thận trọng”, nghĩa là cán bộ Kiểm sát phải có sự thận trọng trong giải quyết các mối quan hệ khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, bởi lý do là xuất phát từ tính chất nguy hiểm, phức tạp, quyết liệt của công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm và xuất phát từ vị trí, vai trò, chức trách, nhiệm vụ có tính chất đặc biệt quan trọng bảo đảm pháp chế được thực thi nghiêm minh và thống nhất. Tính “thận trọng” đòi hỏi người cán bộ Kiểm sát khi giải quyết vụ việc phải cân nhắc, suy tính thật cẩn thận, kỹ lưỡng để tránh sai sót khi đưa ra quyết định giải quyết.


Tính “thận trọng” cũng đòi hỏi cán bộ Kiểm sát phải luôn soi mình trong luật pháp. Mọi hành vi pháp lý của cán bộ Kiểm sát đều phải xuất phát từ các quy định của pháp luật và chỉ được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật. Về mặt nghiệp vụ kiểm sát, phải nắm vững các yếu tố cấu thành tội phạm; đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá mọi tình tiết, điều kiện, hoàn cảnh của sự việc thực tế xảy ra, đồng thời, đối chiếu với quy định của pháp luật, kiểm tra chặt chẽ tính xác thực, tính hợp pháp của từng loại chứng cứ. Khi đưa ra quyết định xử lý đối với vụ án, kiểm sát viên phải căn cứ vào kết quả đánh giá toàn diện tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án với những mối liên hệ của những tài liệu, chứng cứ đó, trên cơ sở đó đưa ra kết luận chính xác về tính chất, mức độ, hậu quả xảy ra và trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật.


Tính “thận trọng” đòi hỏi người cán bộ Kiểm sát phải kiên quyết chống lại căn bệnh qua loa, đại khái, xem xét sự việc một cách hời hợt, tắc trách. Tuy nhiên thận trọng nhưng không được chần chừ, do dự; phải kiên quyết nhưng không chủ quan, nóng vội đi đến giải quyết sự việc một cách thiếu chính xác.


Hai “chữ vàng” cuối cùng mà Bác Hồ dạy người cán bộ Kiểm sát cần phải có đức tính “khiêm tốn”. Điều này có nghĩa là cán bộ Kiểm sát phải luôn có ý thức và thái độ đúng mực trong việc nhìn nhận, đánh giá bản thân mình, không thỏa mãn với những gì mình đã có, đã đạt được, không tự đánh giá mình quá cao mà tỏ ra coi thường người khác, nhất là không được có thái độ quan liêu, cửa quyền, hách dịch… Người cán bộ Kiểm sát phải khiêm tốn bởi công cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật vô cùng khó khăn, phức tạp, có thực sự khiêm tốn, cầu thị mới chiếm được cảm tình và sự tin tưởng của nhân dân, đồng thời mới có mối quan hệ tốt với các ngành, đặc biệt là với các cơ quan tư pháp để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ. Sự “khiêm tốn” của cán bộ Kiểm sát thể hiện trong việc xử lý đúng đắn các mối quan hệ đa chiều, đa dạng trong quá trình công tác; không ngừng nâng cao trình độ, năng lực tác nghiệp của bản thân sẽ có tác dụng làm giảm bớt các trở ngại, khó khăn, tăng thêm thuận lợi trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.


60 năm trôi qua, thấm nhuần lời dạy của Bác, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát thường xuyên của Quốc hội, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức từ trung ương đến địa phương, sự đồng tình ủng hộ của Nhân dân, các thế hệ cán bộ, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân qua các thời kỳ đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành, tận tụy cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và trật tự pháp luật, xứng đáng với lòng tin của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.


Phát huy truyền thống của ngành Kiểm sát trong những năm qua, cán bộ, công chức Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Phú Yên đã luôn giữ vững phẩm chất đạo đức; nỗ lực cố gắng, đoàn kết nhất trí, hoàn thành tốt các chỉ tiêu nghiệp vụ theo yêu cầu nhiệm vụ của Ngành, bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần cải thiện đáng kể môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút các nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, xây dựng quê hương Phú Yên ngày càng giàu đẹp.


Trong thời gian đến, dự báo tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng và phức tạp hơn, các tranh chấp dân sự phát sinh ngày càng nhiều hơn; bối cảnh đó đặt ra nhiều nhiệm vụ nặng nề cho ngành Kiểm sát nhân dân. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đòi hỏi toàn ngành phải đổi mới mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm đã được đặt ra, đặc biệt là thực hiện tốt 5 đức tính của cán bộ Kiểm sát mà Bác Hồ đã dạy, mỗi cán bộ, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân nói chung và bản thân tôi nói riêng, cần phải:


Thứ nhất, Xác định việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên  “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm” để tiếp tục tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, tư tưởng đến hành động của mỗi cán bộ, kiểm sát viên.


Thứ hai, Phải thường xuyên trao đổi, thảo luận, tự phê bình, phê bình, đóng góp ý kiến xây dựng. Tăng cường giáo dục, rèn luyện, xây dựng phong cách làm việc cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.


Thứ ba, Giữ vững nguyên tắc “tập trung dân chủ” nhằm khơi dậy tính sáng tạo, tập trung trí tuệ tập thể.


Thứ tư, Tăng cường công tác quản lý cán bộ, đảng viên, xây dựng và thực hiện các quy định, quy chế, nội quy trong thực thi công vụ và thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác quản lý cán bộ, đảng viên. Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ.


Thứ năm, Xây dựng các quy định về đạo đức công vụ, phong cách lãnh đạo; các tiêu chí về đạo đức công vụ phải cụ thể, rõ ràng và khả thi, xây dựng quy định kèm theo các chế tài cụ thể để xử lý khi có vi phạm.


“Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” - Lời dạy của Bác đối với cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân đã, đang và sẽ mãi là phương châm giáo dục, bồi dưỡng cán bộ của ngành Kiểm sát; là kim chỉ nam, là chuẩn mực đạo đức để mỗi cán bộ ngành Kiểm sát phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành. Thấm nhuần lời dạy của Bác đối với cán bộ Kiểm sát, công chức và người lao động trong toàn ngành Kiểm sát, dù ở vị trí công tác nào, trong điều kiện, hoàn cảnh nào, đặc biệt là trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, chúng tôi luôn quyết tâm phấn đấu học tập và làm theo lời dạy của Người để góp phần tích cực vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ của ngành Kiểm sát trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, cũng như công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay.Tôi và các đồng nghiệp tin tưởng rằng, với quyết tâm mới, khí thế mới, ngành Kiểm sát nhân dân sẽ tiếp tục có những bước phát triển cao hơn, toàn diện và mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Mỗi cán bộ, Kiểm sát viên ngành Kiểm sát nhân dân luôn quyết tâm: “Nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, kiên quyết tấn công tội phạm, bản lĩnh thực thi công lý, tận tâm bảo vệ Nhân dân”.


Bảo Thi

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 20/01/2025:

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

08h00:

- Họp giao ban Lãnh đạo Viện.

08h30:

- Họp Ban cán sự đảng nghe Phòng 15 báo cáo công tác.

09h30:

- Họp Ban cán sự đảng quý IV/2024.

14h00:

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

 

Thứ 3, 21/01/2025: 

06h30:

- Đ/c Viện trưởng viếng nghĩa trang liệt sĩ tỉnh.

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT và Phòng 1 họp liên ngành tại CQCSĐT Công an tỉnh.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

09h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Lễ kết nạp đảng viên (tại hội trường).

10h00:

- Đ/c Viện trưởng họp Chi bộ. 

14h00: 

- Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Phó Trưởng phòng 1 (tại hội trường, thành phần: Lãnh đạo Viện và toàn thể công chức).

14h30:

Hội nghị giao ban trực tuyến công tác kiểm sát tháng 01/2025 (như Lễ công bố và trao quyết định).

15h30:

- Đ/c Thanh - PVT và đ/c Thảo - PVT thăm, chúc Tết tại Phân trại K3 Trại giam Xuân Phước.

 

Thứ 4, 22/01/2025: 

07h00:

- Đ/c Viện trưởng và Văn phòng thăm, tặng quà tại xã Phước Tân, huyện Sơn Hòa nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT tham gia họp xét giảm án tại Trại giam Xuân Phước.

10h00:

- Đ/c Viện trưởng, đ/c Thảo - PVT thăm, chúc tết tại Trại giam Xuân Phước.

15h00:

- Tổng vệ sinh cơ quan (từ 15h00 dọn trong phòng làm việc, hành lang; từ 16h00 tập trung dọn phòng đọc báo, khuôn viên cơ quan).

 

Thứ 5, 23/01/2025:  

08h00:

- Đ/c Viện trưởng thăm, tặng quà các đồng chí nguyên Lãnh đạo VKSND tỉnh nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 8 báo cáo công tác.

 

Thứ 6, 24/01/2025:

07h30:

- Lãnh đạo Viện làm việc tại cơ quan.

 

Thứ 7, 25/01/2025 (26/12 Âm lịch):

Nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Từ ngày 25/01/2025 (26/12 ÂL) đến ngày 02/02/2025 (mùng 5 tháng Giêng ÂL)

Phân công trực nghiệp vụ, trực cơ quan

 

Thứ 2, 03/02/2025 (Mùng 6 tháng Giêng):

07h30:

- Gặp mặt đầu Xuân Ất Tỵ (toàn thể cơ quan).

08h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Hội nghị giao ban Tỉnh ủy.