
Theo Luật tố tụng hành chính năm 2015 “Người bị kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện”

Tại khoản 1 Điều 248 BLHS năm 1999 quy định “1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”

Thời gian qua, quá trình giải quyết các tranh chấp về dân sự đã và đang xảy ra khó khăn, vướng mắc trong trường hợp một bên đương sự (thường là bị đơn, người liên quan…) là hợp tác xã nhưng không xác định được tình hình hoạt động của hợp tác xã, không tìm được người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, nhất là trong các trường hợp hợp tác xã bị giải thể, chia, tách, hợp nhất, sát nhập, phá sản… Chính vì vậy, đã nảy sinh những cách giải quyết khác nhau

Ngày 30/3/2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án. Trong quá trình áp dụng, đã nảy sinh vướng mắc về việc xác định án phí trong trường hợp các đương sự thuận tình ly hôn khi giải quyết vụ án ly hôn theo quy định tại khoản 4 Điều 147 BLTTDS năm 2015 và khoản 5 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14

Ngày 07/4/2017, TAND tối cao ban hành Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp một số vấn đề về nghiệp vụ xét xử đối với TAND. Trong đó, có hướng dẫn về việc tại phiên tòa, HĐXX quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung cho VKS nhưng thời hạn tạm giam bị cáo theo lệnh tạm giam ở giai đoạn chuẩn bị xét xử đã hết, trong khi hồ sơ vụ án rất dày, có nhiều tài liệu, cần phải có thời gian kiểm đếm mới có thể bàn giao cho VKS. Trong trường hợp này, HĐXX có được ra lệnh tạm giam mới đối với bị cáo không? Nếu được thì thời hạn tạm giam là bao nhiêu ngày?

Năm 2016, VKSND tối cao và TAND tối cao đã ký ban hành các Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSTC-TANDTC và 03/2016/TTLT-VKSTC-TANDTC (gọi tắt là Thông tư số 02, 03) quy định việc phối hợp giữa VKSND và TAND trong việc thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và Luật tố tụng hành chính. Các Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/10/2016

Thực hiện Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29-6-2016 của Quốc hội về việc lùi hiệu lực thi hành của BLHS năm 2015 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 144), ngày 13-9-2016, TAND tối cao đã ban hành Công văn số 276/TANDTC-PC kèm theo Danh mục một số quy định có nội dung có lợi cho người phạm tội của BLHS năm 2015

Hiện nay, Luật tố cáo cũng như các luật khác điều chỉnh về giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp chỉ quy định việc xử lý trường hợp người khiếu nại rút đơn khiếu nại, không quy định việc xử lý trường hợp người tố cáo rút đơn tố cáo

Ngày 27/11/2015, Quốc hội đã thông qua Bộ luật hình sự năm 2015 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; hai bộ luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016. Tuy nhiên, tại Nghị quyết 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016, Quốc hội quyết định lùi hiệu lực thi hành của hai bộ luật này cho đến ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành; đồng thời quy định kể từ ngày 01/07/2016 thực hiện các quy định có lợi cho người phạm tội tại khoản 3 Điều 7 BLHS năm 2015…

Hội đồng thẩm phán TAND tối cao vừa ban hành nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng hành chính

Qua công tác kiểm sát thi hành án hình sự trong thời gian qua, nhận thấy những quy định của Luật thi hành án hình sự năm 2010 đã bộc lộ một số bất cập, vướng mắc, khó khăn về thi hành án treo…

Ngày 29/6/2016, Quốc hội khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 144/2016/QH13 lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (BLHS năm 2015) đến ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, thay vì có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016. Theo đó, tiếp tục áp dụng BLHS năm 1999; kể từ ngày 01/7/2016 thực hiện các quy định có lợi cho người phạm tội tại khoản 3 Điều 7 BLHS năm 2015

Lâu nay, nhiều người vẫn “gọi” án treo là một loại hình phạt. Cách hiểu như vậy là không đúng với bản chất của án treo. Theo quy định tại Nghị quyết số 01/2013/NQ- HĐTP ngày 06/11/2013 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao thì “ Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện…”. Theo khoản 1 Điều 60 BLHS năm 1999 “Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm”. Điều 65 BLHS năm 2015 quy định về án treo về cơ bản vẫn giữ nguyên quy định nói trên

Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của KSV là trình bày lời luận tội. Theo quy định tại Điều 217 BLTTHS hiện hành: Sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên tòa, Kiểm sát viên trình bày lời luận tội… Về thực chất, đây chính là việc bảo vệ quyết định truy tố của Viện kiểm sát, nhằm buộc tội bị cáo theo tội danh mà BLHS quy định, đề xuất quan điểm của VKS về việc áp dụng hình phạt đối với bị cáo. Đồng thời, luận tội là lời buộc tội của VKS đối với bị cáo; mở đầu cho giai đoạn tranh luận tại phiên tòa, là cơ sở để bị cáo, luật sư và những người tham gia tố tụng khác phát biểu ý kiến bào chữa; là căn cứ để Hội đồng xét xử xác định giới hạn xét xử và trực tiếp giúp HĐXX ra bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật