Thứ Sáu, 22/11/2024 00:57 SA

Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp.

Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02-01-2002  của Bộ Chính trị về “ Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đã xác định “ Nâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác ”. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02-06-2005 của Bộ Chính trị về “ Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” tiếp tục xác định “ Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”.



Ảnh minh họa.


Do đó, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự phải quán triệt và thực hiện đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bám sát và phục vụ kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị tại địa phương; ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý nghiêm các loại tội phạm, đặc biệt là các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội tham nhũng, tội phạm có tổ chức… bảo vệ trật tự, kỷ cương, bảo đảm và tôn trọng quyền dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân, phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội…


Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Kiểm sát viên phải tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02-01-2002  và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02-06-2005 của Bộ Chính trị; nắm vững và thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết án hình sự. Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và duy trì trong suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, góp phần xử lý kịp thời những trường hợp sai phạm của những người tiến hành tố tụng khi thi hành nhiệm vụ. Nâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với bị cáo, luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác. Không ngừng nâng cao chất lượng tranh tụng, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp…Đặc biệt, phải có sự chuyển biến về nhận thức việc tranh luận tại phiên tòa theo tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ chính trị, bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội; bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời.


1- Nắm vững và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong công tác thực hành quyền
công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự   


Nằm vững và thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là bài học kinh nghiệm sâu sắc được rút ra trong quá trình hoạt động và phát triển của Ngành kiểm sát nhân dân hơn 50 năm qua. Trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay, vấn đề này lại càng được đặt ra, luôn được chú trọng hơn bao giờ hết. Kiểm sát viên, cán bộ Ngành kiểm sát phải có nhận thức đầy đủ, thống nhất về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND được quy định tại Hiến pháp, Luật tổ chức VKSND năm 2002, BLTTHS và Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự; nắm vững và thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong khi thực hiện công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự.


2- Không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp
cho Kiểm sát viên 


Việc giáo dục ý thức trách nhiệm, không ngừng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện phẩm chất đạo đức theo lời dạy của Bác Hồ “ Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” đối với KSV, cán bộ Ngành KSND là yêu cầu mang tính thường xuyên, liên tục. Do đó, cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 12/KH-VKS-VP ngày 12-1-2012 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên về công tác năm 2012; Kế hoạch số 179/KH-VKSTC-V9 ngày 08-3-2012 của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Kế hoạch số 57/KH-VKS-P9 ngày 22-3-2012 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên về triển khai cuộc vận độngxây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên “ Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”.


VKSND thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, bảo đảm cho việc xét xử của Toà án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời. Để thực hiện tốt chức năng này, trước hết VKSND các cấp phải quan tâm, lựa chọn, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ KSV nói chung, KSV làm  nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự nói riêng, bảo đảm vừa có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, vừa có trách nhiệm cao. Mỗi KSV làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự cần phải thường xuyên rèn luyện, học tập nhằm không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, trong đó đặc biệt chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng viết, kỹ năng nói, đồng thời phải nhạy bén, linh hoạt, kịp thời ứng phó với mọi tình huống xảy ra tại phiên tòa.


Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa là thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của VKSND, bảo đảm cho việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, bảo đảm việc xét xử của Tòa án đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời. Kiểm sát viên phải làm tốt việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, lập hồ sơ kiểm sát án hình sự theo đúng Quyết định số 07/QĐ-VKSTC-V3 của VKSNDTC và thực hiện đầy đủ các thao tác nghiệp vụ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử theo đúng quy định của Quy chế  công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự.


Tại phiên tòa, KSV kiểm tra lại toàn bộ chứng cứ một cách công khai, chứng minh những luận cứ kết tội bị cáo nêu trong Cáo trạng bằng việc chủ động tham gia xét hỏi. Đây vừa là phương thức thực hành quyền công tố, vừa là trách nhiệm của KSV. Do đó, KSV phải chuẩn bị tốt đề cương xét hỏi, theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến phiên tòa, đồng thời phải có phương pháp xét hỏi khoa học. Vì vậy, khi đặt câu hỏi, cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, tránh việc hỏi quá dài dòng, phức tạp, mang tính giải thích.


Tranh luận tại phiên tòa là một giai đoạn trọng tâm, thể hiện vai trò của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, đồng thời là hoạt động giúp Hội đồng xét xử có cơ sở khi nghị án, tuyên bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Để việc tranh luận của Kiểm sát viên đạt chất lượng, hiệu quả theo đúng tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW, trước hết Kiểm sát viên phải dánh giá chứng cứ vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ; phải kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của những tài liệu, chứng cứ được thu thấp trong quá trình điều tra; phải kiểm tra, đối chiếu các tài liệu, chứng cứ đó tại phiên tòa. Kịp thời chỉnh sửa, bổ sung dự thảo bản luận tội. Khi trình bày luận tội, KSV cần sử dụng phương pháp có sức thuyết phục, biết cách sử dụng ngữ điệu, giọng nói, chú ý quan sát hội trường xét xử…


Theo quy định tại Điều 218 BLTTHS: bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của KSV và đưa ra đề nghị của mình. KSV phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến. Như vậy, đối đáp là trách nhiệm và nghĩa vụ của KSV. Khi những người tham gia tố tụng có ý kiến khác với nội dung luận tội, KSV có trách nhiệm chủ động đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến, tuyệt đối không được lảng tránh việc đối đáp bằng việc giữ nguyên quan điểm truy tố. Sự chủ động trong đối đáp đòi hỏi KSV phải nắm vững nội dung vụ án, nắm vững các quy định của pháp luật. KSV phải chú ý lắng nghe bị cáo, luật sư và những người tham gia tố tụng khác trình bày quan điểm, ý kiến của họ, vừa nghe, vừa ghi tóm tắt lại để nắm được nội dung vấn đề. Sau khi đã nghe ý kiến bào chữa, KSV cần xác định nhanh nội dung cần đối đáp.   


Thông thường, lời bào chữa của bị cáo, luật sư của bị cáo thường đưa ra những vấn đề thiếu sót, những nội dung không đồng ý trong Cáo trạng và luận tội mà KSV trình bày tại phiên tòa. KSV không được bảo thủ bảo vệ những thiếu sót đó, đồng thời phải bình tĩnh lựa chọn phương án đối đáp, mặt khác cũng cần kiên quyết bảo vệ những nội dung đúng đắn của Cáo trạng, luận tội. Khi tranh luận, KSV phải đối đáp lại một cách dứt khoát, không vòng vo, né tránh. Các ý kiến đối đáp phải dựa trên những căn cứ pháp luật và các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án, đã được xem xét công khai tại phiên tòa.    


Quá trình tranh luận, Kiểm sát viên phải nâng cao trình độ văn hóa ứng xử. Tại phiên tòa, địa vị pháp lý của KSV thể hiện ở 03 phương diện: KSV vừa là người đại diện VKSND thay mặt Nhà nước thực hành quyền công tố, vừa là người kiểm sát việc tuân theo pháp luật của HĐXX và những người tham gia tố tụng; vừa là người áp dụng pháp luật. Vì vậy, KSV cần thể hiện tính văn hóa ứng xử phù hợp với những tình huống phát sinh trong khi tranh luận. Trong mọi trường hợp, KSV không được có những hành vi, cử chỉ mang tính coi thường, xúc phạm bị cáo, người bào chữa. Ngôn từ sử dụng khi tranh luận phải thể hiện tính văn minh, lịch sự, thật sự tôn trọng không dùng những từ ngữ mang tính miệt thị, thái độ cay cú, cáu gắt, quát nạt…


Nội dung tranh luận phải bảo đảm chính xác và có sức thuyết phục cao. Bởi vì, Kiểm sát viên tranh luận tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự là nhằm phân tích, đánh giá chứng cứ, tài liệu đã được kiểm tra qua hoạt động xét hỏi công khai tại phiên tòa, góp phần cùng Hội đồng xét xử tuyên bản án có căn cứ, đúng pháp luật. Nội dung tranh luận của Kiểm sát viên có bảo đảm chính xác và có sức thuyết phục còn có ý nghĩa không chỉ để bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật mà còn được nhân dân và những người tham dự phiên tòa đồng tình, ủng hộ.  


Chất lượng tranh luận tại phiên tòa của Kiểm sát viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó một yếu tố rất quan trọng là kỹ năng tranh luận. Vì vậy, nâng cao kỹ năng tranh luận tại phiên tòa là một yêu cầu đặt ra, đòi hỏi Kiểm sát viên phải nhận thức đúng đắn trách nhiệm của mình đối với các quyết định do mình đưa ra và phải chịu trách nhiệm trước Viện trưởng, trước pháp luật về những quyết định đó, đặc biệt là việc kết luận bị cáo về tội nhẹ hơn, về khung hình phạt nhẹ hơn hoặc thay đổi việc đề nghị mức hình phạt đối với bị cáo…


3- Tiếp tục thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành


Điều 7 Luật tổ chức VKSND năm 2002 quy định: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan Tòa án, Công an, Thanh tra, Tư pháp, các cơ quan khác của Nhà nước, ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các đơn vị vũ trang nhân dân để phòng ngừa và chống tội phạm có hiệu quả, xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; tuyên truyền, giáo dục pháp luật; xây dựng pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nghiên cứu tội phạm và vi phạm pháp luật.


Chính vì vậy, trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử  án hình sự, việc xây dựng và thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp có ý nghĩa rất quan trọng. Trong thời gian qua, VKSND tỉnh Phú Yên và các VKSND huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện tốt nội dung này. Do đó, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong quá trình giải quyết án. Đặc biệt, cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc Quy chế về mối quan hệ phối hợp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và giải quyết án hình sự.


HỒ NGỌC THẢO

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 18/11/2024:

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

08h00:

- Đ/c Viện trưởng và đại diện Lãnh đạo Phòng 1, 7 dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy tại Công an tỉnh.

14h00: 

- Họp giao ban Lãnh đạo Viện.

 

Thứ 3, 19/11/2024: 

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

09h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 18 (đợt 1).

14h00:

- Đ/c Viện trưởng, đ/c Liên - PVT nghe Lãnh đạo Phòng 9 báo cáo công tác.

 

Thứ 4, 20/11/2024: 

08h00:

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

13h30:

- Đ/c Viện trưởng và Đoàn kiểm tra kiểm tra toàn diện công tác kiểm sát năm 2024 tại VKSND huyện Tuy An.

14h00:

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 7 báo cáo án.

 

Thứ 5, 21/11/2024:  

07h30:

- Hội nghị trực tuyến tập huấn kỹ năng trình bày, duyệt văn bản qua môi trường mạng và công tác lưu trữ (tại hội trường, thành phần: Lãnh đạo Viện và toàn thể công chức VKSND tỉnh).

08h00:

- Đ/c Thảo - PVT và Phòng 8 trực tiếp kiểm sát tại Trại tạm giam Công an tỉnh.

13h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Hội nghị thực hiện quy trình công tác cán bộ chủ chốt tại Hà Nội (02 ngày).

14h00:

- Đ/c Thanh - PVT và Phó Chánh VP phụ trách dự Hội nghị trù bị chuẩn bị tổng kết Cụm thi đua VKSND cấp huyện năm 2024 tại VKSND TP Tuy Hòa.

 

Thứ 6, 22/11/2024:

08h00:

- Đ/c Liên - PVT dự Hội nghị trù bị chuẩn bị tổng kết Khối thi đua cấp phòng VKSND tỉnh năm 2024 (tại phòng họp, thành phần: đại diện Lãnh đạo Phòng và công chức làm công tác thi đua, khen thưởng của các đơn vị trong Khối thi đua).


Thứ 7, 23/11/2024: 

Phân công trực cơ quan

 

Chủ nhật, 24/11/2024:

Phân công trực cơ quan