Thứ Bảy, 23/11/2024 15:07 CH

Nghị quyết hướng dẫn áp dụng Điều 65 BLHS về án treo

Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao vừa ban hành Nghị quyết số 02/2018/NQ- HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 BLHS về án treo.


Theo đó, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.


Về điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo, nghị quyết nêu rõ:


Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:


1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm.


2. Có nhân thân tốt.


Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.


Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.


3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.


Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.


4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.


Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.


Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.


5. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.


Nghị quyết cũng quy định cụ thể các trường hợp không cho hưởng án treo:


1. Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.


2. Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.


3. Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.


4. Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.


5. Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.


6. Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.


Điểm mới của Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP so với các Nghị quyết hướng dẫn áp dụng quy định của BLHS về án treo trước đây là việc quy định về điều kiện và mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo; thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách…Đặc biệt là quy định về trường hợp người được hưởng án treo bị buộc phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo do cố ý vi phạm nghĩa vụ; thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn xét, quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo…


Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018; thay thế Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 60 của Bộ luật Hình sự về án treo. Các hướng dẫn khác của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao về án treo trái với Nghị quyết này đều bãi bỏ.


NGỌC THẢO

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 25/11/2024:

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

08h15:

- Họp giao ban Lãnh đạo Viện.

09h00:

- Họp Đảng ủy.

14h00: 

- Đ/c Viện trưởng dự họp thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND tỉnh tại Trường Chính trị tỉnh.

 

Thứ 3, 26/11/2024: 

08h00:

- Hội nghị kiểm điểm tập thể, thành viên Ban cán sự đảng VKSND tỉnh năm 2024 (tại phòng họp).

 

Thứ 4, 27/11/2024: 

08h00:

- Họp Tổ chấm điểm thi đua.

14h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 7 báo cáo án.

15h30:

- Đ/c Viện trưởng và Trưởng phòng 15 làm việc với Thành ủy Tuy Hòa.

 

Thứ 5, 28/11/2024:  

08h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Lễ kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số vào Bến (28/11/1964 - 28/11/2024).

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 8 báo cáo công tác.

 

Thứ 6, 29/11/2024:

08h00:

- Họp Hội đồng thi đua.

Lễ công bố và trao Quyết định điều động, bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý (tại hội trường, thành phần: Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Viện, Trưởng phòng và tương đương, Phó Chánh Văn phòng phụ trách, Phó Trưởng phòng 7; Lãnh đạo và công chức Phòng 1, 8).


Thứ 7, 30/11/2024: 

Phân công trực cơ quan

 

Chủ nhật, 01/12/2024:

Phân công trực cơ quan