Thứ Sáu, 27/06/2025 10:48 SA

Về tổ chức bộ máy, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của VKSND theo Luật tổ chức VKSND năm 2014

Theo quy định tại Điều 30 Luật tổ chức VKSND năm 2002, hệ thống VKSND gồm có VKSND tối cao; các VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các Viện kiểm sát quân sự. Thực hiện chủ trương cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49-NQ/TW, Kết luận 92-KL/TW của Bộ Chính trị, tại Điều 40 Luật tổ chức VKSND năm 2014 đã quy định hệ thống tổ chức VKSND gồm có VKSND tối cao; VKSND cấp cao; VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Viện kiểm sát quân sự các cấp.


Như vậy, Luật đã quy định một cấp kiểm sát mới là VKSND cấp cao. Theo quy định tại Điều 41 Luật tổ chức VKSND năm 2014, VKSND cấp cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao. Ngoài ra, theo Nghị quyết số 82/2014/QH13 ngày 24/11/2014 của Quốc Hội, kể từ ngày 01/6/2015 (ngày Luật tổ chức VKSND năm 2014 có hiệu lực ), VKSND cấp cao còn có nhiệm vụ, quyền hạn:


1. Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có kháng cáo, kháng nghị mà chưa được giải quyết.


2. Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có kháng nghị mà chưa được giải quyết.


3. Giải quyết kiến nghị, đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được VKSND cấp tỉnh, VKSND tối cao thụ lý mà chưa được giải quyết.


4. Viện trưởng VKSND cấp cao kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi lãnh thổ thuộc thẩm quyền.


Tổ chức bộ máy của VKSND cấp cao gồm có: Ủy ban kiểm sát; Văn phòng; Các viện và tương đương. VKSND cấp cao có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.


Luật tổ chức VKSND năm 2014 cũng đã kiện toàn tổ chức bộ máy ở VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nhằm đáp ứng yêu cầu về tăng thẩm quyền nhưng vẫn bảo đảm linh hoạt, phù hợp với thực tiễn hoạt động. Theo đó, VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương gồm có văn phòng và các phòng; những nơi chưa đủ điều kiện thành lập phòng thì tổ chức các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc.


Luật tổ chức VKSND năm 2014 tiếp tục quy định về Ủy ban kiểm sát của VKSND. Theo đó, bên cạnh việc tiếp tục quy định Ủy ban kiểm sát ở VKSND tối cao, VKSND cấp tỉnh, VKS quân sự trung ương, VKS quân sự quân khu và tương đương như hiện nay, Luật tổ chức VKSND năm 2014 đã thành lập thêm Ủy ban kiểm sát ở VKSND cấp cao là cấp kiểm sát mới. Cơ cấu tổ chức của VKSND cấp cao gồm có Ủy ban kiểm sát, Văn phòng, các viện và đơn vị tương đương. Luật tổ chức VKSND năm 2014 tiếp tục quy định Ủy ban kiểm sát có quyền quyết định những vấn đề quan trọng về tổ chức và hoạt động của VKSND như Luật hiện hành. Riêng đối với các vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự quan trọng thì Luật không giao cho Ủy ban kiểm sát quyền quyết định như hiện nay mà chỉ có vai trò tư vấn cho Viện trưởng khi Viện trưởng thấy cần thiết, bảo đảm phù hợp với quy định của các luật tố tụng về tư cách tiến hành tố tụng và nguyên tắc chịu trách nhiệm trong hoạt động tư pháp của Viện trưởng VKSND. Luật năm 2014 còn bổ sung thẩm quyền cho Ủy ban kiểm sát xét tuyển người có đủ điều kiện dự thi vào các ngạch Kiểm sát viên.


Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của VKSND, tại Điều 7 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định: VKSND do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng VKSND cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng VKSND cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao. Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới. Đồng thời, Luật còn quy định: Kiểm sát viên phải chấp hành quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao và phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng; trường hợp Viện trưởng vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và Kiểm sát viên phải chấp hành nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo lên Viện trưởng VKSND cấp trên có thẩm quyền. Viện trưởng đã quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.


GIANG HÀ

CÁC TIN KHÁC

Tin mới nhất

Thứ 2, 23/6/2025:

07h30:

- Chào cờ và nghe các câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

08h00:

- Họp giao ban Lãnh đạo Viện.

14h00:

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

 

Thứ 3, 24/6/2025: 

08h00:

- Lãnh đạo Viện và lãnh đạo cấp phòng dự Lễ công bố và trao quyết định về công tác cán bộ tại VKSND tỉnh Đắk Lắk.

 

Thứ 4, 25/6/2025:

08h00:

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 7 báo cáo án.

14h00:

- Họp Hội đồng sáng kiến.

 

Thứ 5, 26/6/2025:

08h00:

- Đ/c Viện trưởng dự Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 4, nhiệm kỳ 2020-2025 tại Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh.

- Đ/c Thanh - PVT nghe Phòng 1 báo cáo án.

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

15h00:

- Hội nghị sơ kết công tác Đảng 06 tháng đầu năm 2025 (Tại Hội trường, Thành phần: Toàn thể Đảng viên).

15h30:

- Gặp mặt công chức trước khi nghỉ hưu (tại Hội trường, thành phần: Đảng ủy, Lãnh đạo Viện, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương, công chức Phòng 9, 15 VKSND tỉnh; Lãnh đạo VKSND các huyện Phú Hòa, Đồng Xuân và các đồng chí nghỉ hưu theo chế độ).

 

Thứ 6, 27/6/2025: 

08h00:

- Đ/c Liên - PVT nghe Phòng 9 báo cáo án.

- Đ/c Thảo - PVT nghe Phòng 8 báo cáo công tác.

Thứ 7, 28/6/2025:

Phân công trực cơ quan

  

Chủ nhật, 29/6/2025:

Phân công trực cơ quan

 

Thông tư liên tịch 02/2025/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định về phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự, quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự khi không tổ chức Công an cấp huyện

Thông tư liên tịch 01/2025/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC-BQP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Điều 3 Nghị quyết số 164/2024/QH15 của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự

Thông tư liên tịch 01/2025/TTLT-KTNN-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về phối hợp giữa Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong việc trao đổi, chuyển thông tin và kiến nghị xem xét, khởi tố vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước

Thông tư liên tịch 01/2025/TTLT-BCA-BQP-BTP-BNN&PTNT-BTC-VKSNDTC-TANDTC quy định quan hệ phối hợp trong hoạt động giám định tư pháp trong tố tụng hình sự

Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường